Bí kíp viết quảng cáo Facebook ” thôi miên” khách hàng (phần 2)
Tiếp tục quay trở lại với chủ đề viết quảng cáo Facebook. Mình sẽ chia sẻ thêm những tips tiếp theo để viết được một bài quảng cáo “thôi miên” và dẫn dắt khách hàng thành công.
Dành cho bạn nếu chưa đọc phần 1 có thể xem tại đây: Bí kíp viết quảng cáo Facebook ” thôi miên” khách hàng (phần 1)
Chuyển đổi bản ngã – sự đồng hóa tức thì
Khách hàng sẽ mua sản phẩm có thể bồi đắp cho những điều họ tin là khiếm khuyết trong đời sống của họ. Hãy khiến khách hàng cảm thấy hình ảnh cá nhân của mình được cải thiện nhờ sản phẩm. Thuyết phục họ rằng sản phẩm sẽ giúp họ trở nên tốt hơn. Chẳng hạn khi nhìn thấy các cô người mẫu Victoria’s Secret gợi cảm. Bạn cũng muốn được như vậy và điều này thôi thúc bạn mua trang phục nóng bỏng kia.
Đọc thêm: Phần mềm quản lý fanpage – công cụ hỗ trợ quản lý trang bán hàng hiệu quả. Giúp bạn rút ngắn thời gian tiếp nhận và xử lý đơn hàng chỉ trong 7 – 10 giây. Vận chuyển cũng sẽ được kiểm soát tốt hơn, giảm tối đa tình trạng bùng hàng, boom hàng. Cung cấp các giải pháp chăm sóc khách hàng toàn diện như tích điểm, remarketing, auto comment – inbox để thúc đẩy doanh số tốt hơn.
Hiệu ứng đoàn tàu
Con người sống theo xã hội cùng nhu cầu tâm lý trực thuộc vô cùng mạnh mẽ. Có 2 nhóm chính đó là: nhóm mong muốn được trực thuộc và nhóm không mong muốn có mặt trong đó. Thông báo cho khách hàng rằng sản phẩm của bạn khiến họ, giúp họ chứng minh cho thế giới rằng họ thuộc/không thuộc 1 nhóm nào đó. Điều này sẽ kích thích họ mua sản phẩm.
Chuỗi means-end
Thuyết phục khách hàng ra quyết định mua không dựa trên sản phẩm và dựa trên lợi ích được gia tăng từ việc tiêu dùng của họ. Sản phẩm của bạn không chỉ thỏa mãn một nhu cầu tức thì. Mà cho mục tiêu sau này, cho lợi ích cuối cùng. Bài viết tập trung vào đó khiến khách hàng ít cân đo đong đếm ưu nhược điểm. Mà sẽ ra quyết định mua hàng dựa trên đó.
Mô hình ELM
Theo mô hình này, khách hàng quyết định mua hàng dựa trên tư duy não trái (lý tính) hoặc não phải (cảm tính). Lựa chọn đánh vào đâu phụ thuộc hoàn toàn vào sản phẩm của bạn. Nếu quyết định chọn lý tính. Hãy dùng dữ kiện, tình huống, bằng chứng, nghiên cứu, rồi lập luận thuyết phục. Ngược lại là chọn theo cảm tính. Sử dụng hình ảnh bắt mắt, màu sắc sinh động, câu chuyện hấp dẫn…
Tìm hiểu thêm: phần mềm quản lý bán hàng trên điện thoại hỗ trợ chủ shop online bận rộn
Mô hình xuyên lý thuyết
Bài viết áp dụng mô hình này được chia thành 5 bước. Đó là: Tiền dự định (khi khách hàng phớt lờ, chưa chú ý sản phẩm), dự định (đã quan tâm sản phẩm), chuẩn bị (nghĩ đến chuyện mua, nhưng cần thêm thông tin), hành động (quyết định mua hàng), duy trì (trở thành thói quen). Hãy xây dựng nội dung dựa trên mô hình này.
Truyền tải thấm nhuần sự tin cậy
Lời chào hàng của bạn phải thật đáng tin. Khách hàng cần nhìn thấy hình ảnh có tính tin cậy như lời chứng thực, review, feedback, và bớt nghi vấn xoay quanh. Hãy sử dụng nội dung từ tổ chức trong lĩnh vực có tiếng tăm để truyền tải đầy đủ sự tin cậy, giúp khách hàng an tâm.
Thuyết phục tay đôi
Những thông điệp mang tính hai chiều và tính công bằng sẽ thuyết phục hơn. Nhưng với điều kiện bạn vừa bảo vệ quan điểm riêng, trong khi vừa công kích đối thủ khéo léo. Tất nhiên, nội dung quảng cáo này không phải nhắm “dìm hàng” đối thủ. Thậm chí bạn có thể vài lời khen họ, rồi đưa ra những ưu điểm mà chỉ mình bạn có.
Câu hỏi to từ
Đây là câu khẳng định dưới dạng một câu hỏi. Nó cho phép bạn đưa ra những tuyên bố có tính thuyết phục và có thể thay đổi cách mà khách hàng tư duy và hành vi mua sắm. Khi được ai đó đặt 1 câu hỏi, theo phản xạ chúng ta sẽ hồi đáp lại. Để phản hồi chính xác, người ta phải hiểu câu hỏi và khiến họ ghi nhớ thông điệp. Từ đó hỗ trợ tăng khả năng thuyết phục họ thành công.
Ngụy trang dưới dạng bài báo
Đừng quá hồ hởi, “xôi thịt” về sản phẩm bạn bán. Hãy kể một vài câu chuyện, khéo léo lồng ghép sản phẩm. David Ogilvy từng nói rằng người ta nhận thấy một quảng cáo càng ít mang vẻ quảng cáo và giống 1 bài báo thì càng có nhiều người đọc và chú ý tới nó hơn.
Sắp xếp lại niềm tin
Đa số mọi người đều không thích thay đổi. Để gây ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng, hãy dùng hình ảnh và số liệu thống kê khơi gợi. Hoặc những sắc thái cảm xúc sợ hãi, vui tươi thậm chí là day dứt. Củng cố niềm tin của người vốn đã có cái nhìn tích cực, khéo léo đề xuất để chuyển đổi.
>> Cập nhật cách Tự động trả lời comment fanpage để gia tăng tỷ lệ chốt đơn liên tục 24/24, kể cả lúc đang ngủ!
Bằng chứng thực tế
Để gây ảnh hưởng đến người tư duy lý tính, bạn cần đưa ra những bằng chứng rõ ràng. Hãy dùng biểu đồ, hình ảnh, dữ liệu, số liệu hoặc những trích dẫn từ giới học giả và chuyên môn có uy tín.
Bài viết dài
Trong các thử nghiệm chạy cùng lúc hai thể loại bài viết ngắn và dài. Bài viết dài lúc nào cũng giúp bán hàng tốt hơn bài viết ngắn. Một câu phổ biến có thể bạn thường nghe về quảng cáo là: “Người ta không đọc nhiều đâu”. Tuy nhiên, có vài nghiên cứu cho thấy người ta thực sự đọc nhiều.
Và đây là “10 công thức viết Content bán hàng chất lừ, không thể không ra đơn“. Hãy xem để tạo nguồn cảm hứng sáng tạo nhé.
Cắt bỏ phần thừa thãi
Bài viết dài mang lại hiệu quả không có nghĩa bạn phải cố làm cho nó dài. Hãy cắt bỏ nội dung rườm rà, những câu lặp lý và không có bất kỳ tác dụng nào trong quá trình thuyết phục khách hàng.
Giảm giá để khuyến khích hành động
Quảng cáo có chứa thông điệp giảm giá sẽ thu hút sự chú ý hơn 20%. Hãy viết một cách khéo léo để khách hàng cảm thấy họ được nhận được lợi ích to lớn qua chương trình giảm giá. Từ đó thúc đẩy họ hành động nhanh chóng.
Để viết được một bài quảng cáo hay và hiệu quả thì cần khéo léo cân nhắc, lựa chọn và ứng dụng xem kỹ thuật nào trong list trên phù hợp nhất với sản phẩm và đối tượng khách hàng của bạn. Chúc bạn thành công.
Nguồn Facebook: Phuong Loan Nguyen