Phút trải lòng của sếp sau ánh hào quang sếp có gì?

25/04/2022 2884

Đôi phút trải lòng của sếp. Trước đây tôi luôn có suy nghĩ làm sếp sẽ có quyền, có tiền, có danh vọng. Nên đã dành cả tuổi trẻ để đạt được ước mơ đó. Nhưng khi đã đứng được trên đỉnh núi cao mới dần nhận ra những mất mát, những thứ bản thân đã đánh đổi để có thể mạnh mẽ trụ vững ở vị trí này.

Không ít người vẫn có suy nghĩ như tôi trước đây. Tuy nhiên, họ không biết đó chỉ là bề nổi của tảng băng. Phần chìm chỉ có những người trong cuộc mới có thể hiểu rõ. Đó là gì? Hy vọng một vài phút trải lòng này có thể giúp bạn hiểu hơn về công việc “làm sếp”.

Áp lực gấp bội

Nếu nhân viên phải chịu áp lực từ quản lý khó tính, deadline, đồng nghiệp. Họ cảm thấy chán nản, stress và mất hết động lực làm việc. Thì với sếp, áp lực đổ lên họ từ mọi phía. Có thể kể đến như việc tìm ra hướng đi cho doanh nghiệp, đào tạo nhân viên, định hướng cho nhân viên, phát triển các mối quan hệ đối nội – đối ngoại, chăm sóc các hợp đồng đầu tư, doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp,… Khó lòng có thể kể hết được những áp lực mà người làm sếp phải chịu. Đầu óc luôn trong tình trạng căng thẳng, nhưng vẫn phải giữ được sự tỉnh táo để điều hành và giải quyết vấn đề.

Phút trải lòng của sếp, sau ánh hào quang sếp có gì?
Phút trải lòng của sếp, sau ánh hào quang sếp có gì?

♦ Thử ngay: Quản lý nhân viên hiệu quả hơn với phần mềm quản lý bán hàng

Trách nhiệm ngày càng lớn

Vị trí càng cao, đồng nghĩa với trách nhiệm càng lớn. Chúng ta chẳng còn xa lạ gì với những câu chuyện kiểu sếp bán nhà để trả nợ, bán xe để thưởng tết cho nhân viên,… Họ là người có trách nhiệm trực tiếp với doanh nghiệp. Khi có doanh thu, lợi nhuận thì tất cả mọi người đều có lợi. Nhưng khi thua lỗ thì người đầu tàu luôn sẽ gặp rủi ro đầu tiên. Nhân viên có thể mất một vài tháng lương, nhưng thứ sếp mất là cả sự nghiệp, cả một cơ ngơi không hề nhỏ. Thậm chí những “cú ngã” này có thể dìm họ đến độ không thể nào có thể bắt đầu lại từ đầu.

Trách nhiệm ngày càng lớn
Trách nhiệm ngày càng lớn

Yêu cầu chuyên môn cao

Để lãnh đạo người khác, bạn phải có tố chất khác biệt với họ, thậm chí là phải cao siêu hơn, giỏi giang hơn. Bởi bạn không thể đánh giá hiệu quả công việc khi nó vượt quá khả năng chuyên môn của bản thân. Thêm vào đó, nhân viên sẽ dần mất lòng tin và xem thường sếp. Điều này đòi hỏi bạn phải không ngừng trau dồi, học hỏi. Đôi khi còn chấp nhận rủi ro, tổn thất chỉ để thu về những bài học kinh nghiệm quý giá. Có như vậy mới có thể điều hành doanh nghiệp hiệu quả, cũng như khiến nhân viên phục sếp.

Yêu cầu chuyên môn cao
Yêu cầu chuyên môn cao

♦ Tìm hiểu thêm: Phần mềm quản lý bán hàng online miễn phí"}” data-sheets-userformat=”{"2":1325759,"3":{"1":0},"4":[null,2,13228792],"5":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"6":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"7":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"8":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"10":2,"12":0,"14":[null,2,1136076],"15":"Times","16":14,"21":1,"23":1}” data-sheets-hyperlink=”https://blog.abit.vn/phan-mem-quan-ly-ban-hang-online-free/” data-sheets-hyperlinkruns=”[null,0,"https://blog.abit.vn/phan-mem-quan-ly-ban-hang-online-free/"]”>Phần mềm quản lý bán hàng online miễn phí có thật sự an toàn?

Nhân viên không nghe lời sếp

Quản lý nhân sự có thể được xem là công việc khó khăn nhất. Mỗi người sẽ có một suy nghĩ, cách nhìn nhận vấn đề và quan điểm riêng. Để có thể khiến nhân viên nghe theo, tuân thủ và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao là một thử thách  vô cùng lớn. Đòi hỏi bạn phải thật sự tận tâm, có năng lực và cả sự nỗ lực vô cùng lớn. Trong khi đó cấp dưới không phải ai cũng biết điều và cống hiến hết mình vì công việc. Có hàng trăm kiểu nhân viên trong doanh nghiệp. Chẳng hạn như: nhân viên lười, thiếu trung thực, chuyên gia gây rối, yếu kém, trốn tránh trách nhiệm,… Buộc bạn phải đau đầu để đưa ra hàng trăm phương án giải quyết.

Nhân viên không nghe lời sếp
Nhân viên không nghe lời sếp

Là sếp thì cô đơn

Điều này nghe qua có vẻ vô lý. Bởi dưới trướng sếp có hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn nhân viên. Bên cạnh còn có vô số cộng sự. Vậy làm sao mà cô đơn cho được? Nhưng đó lại chính là hiện thực đang diễn ra mỗi ngày. Quyền lực càng lớn, bước tường vô hình ngăn cách các mối quan hệ càng cao. Bạn sẽ khó tìm được một người bạn chân thành. Bởi họ cần đến bạn cũng chỉ vì những lợi ích cá nhân, nguồn lợi có thể khai thác được. Thêm vào đó, sự hoài nghi cũng ngày một lớn dần, khiến càng ngày càng khó trao niềm tin tuyệt đối cho bất kỳ ai. Vô hình chung khiến cho thế giới của sếp ngày càng thu hẹp. Dẫn đến việc những áp lực trong công việc không biết san sẻ cùng ai.

Phút trải lòng của sếp - Là sếp thì cô đơn
Phút trải lòng của sếp – Là sếp thì cô đơn

♦ Tìm hiểu thêm: Cách truyền lửa cho nhân viên để tăng tối đa hiệu suất làm việc

Nếu bạn vẫn đang lầm tưởng về cuộc sống hào nhoáng của sếp. Một cuộc sống có tiền, có quyền, công việc chỉ tay năm ngón. Thì hy vọng một vài phút trải lòng của sếp có thể giúp bạn có cái nhìn chân thực hơn về nghề “làm sếp”.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

Làm giàu từ Facebook

Nên bán gì trên Facebook? Top sản phẩm dễ kiếm tiền nhất 2021

22/03/2021 5732

Facebook đang trở thành một chiến địa nhiều thử thách nhưng cũng đầy vinh quang cho các bạn trẻ yêu thích kinh doanh online với số vốn nhỏ. Thông qua facebook cá nhân (profile), fanpage hoặc group, hàng ngàn doanh…

banner sidebar right
Los AngelesChủ đề hot