6 giải pháp sau sẽ giúp bạn cắt giảm chi phí kinh doanh hiệu quả nhất
Dù bạn đang kinh doanh dưới hình thức một cửa hàng nhỏ lẻ, nhà cung cấp dịch vụ, công ty thương mại,… thì việc cắt giảm chi phí kinh doanh, tiết kiệm nguồn vốn đầu tư nhằm tăng lợi nhuận là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và cần thiết.
Nếu vẫn còn băn khoăn không biết cắt giảm các khoản chi phí nào? Cắt giảm ra sao cho phù hợp? Hãy tham khảo bài viết ngay sau đây, nó sẽ cung cấp cho bạn những giải pháp hiệu quả nhất.
Giảm chi phí đối với người lao động
Bạn hoàn toàn không cần cắt giảm số lượng nhân sự thì vẫn có rất nhiều cách giảm thiểu tối đa chi phí này, tùy theo nhu cầu kinh doanh của từng doanh nghiệp. Chẳng hạn thay vì yêu cầu nhân viên tăng ca và trả lương cho họ theo hệ số nhân. Bạn hãy cố gắng sắp xếp lại bảng phân công công việc và hạn chế việc phải làm thêm giờ. Đặt ra cơ chế và mức chỉ tiêu hợp lý để thúc đẩy họ hoàn thành nhiệm vụ trong giờ làm việc mà không phải tốn thêm chi phí cho các ca làm thêm giờ.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên khuyến khích nhân viên giảm bớt ngày nghỉ vì lý do cá nhân. Bởi khi có vị trí trống bạn sẽ phải bố trí nhân viên khác làm thêm giờ hoặc chấp nhận việc giảm năng suất.
Thuê nhân viên thời vụ hoặc thực tập sinh
Với những doanh nghiệp thường xuyên có các dự án ngắn hạn, chúng ta có thể thuê nhân viên thời vụ. Như vậy, bạn sẽ không phải trả một mức lương toàn thời gian, thậm chí giảm thiểu được các khoản chi phí như phụ cấp, bảo hiểm, chuyên cần,… Ngoài ra, thuê thực tập sinh cũng là phương án không hề tồi. Ngược lại, nó còn mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Thực tập sinh cần kinh nghiệm thực tiễn còn người sử dụng lao động sẽ phải chịu chi phí lao động thấp hơn.
Tìm nhà cung cấp tốt
Thay vì trung thành với một nhà cung cấp, thỉnh thoảng doanh nghiệp cũng nên tham khảo qua một vài cái tên mới với chất lượng tương tự mà có mức chiết khấu cao hơn. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm khoản chi phí không hề nhỏ. Đặc biệt, nó sẽ tạo sức ép đối với các nhà cung cấp cũ, khiến họ phải mềm mỏng hơn trong các chiến lược về giá. Rất có thể sẽ giảm giá, tăng chiết khấu, tăng ưu đãi để giữ chân khách hàng.
Giảm thiệt hại cho máy móc, thiết bị
Những hư hỏng về máy móc, thiết bị ảnh hưởng rất lớn tới chi phí và hiệu quả kinh doanh. Hai tác động lớn nhất phải kể đến đó là:
• Thứ nhất, giảm năng suất làm việc. Tùy vào mức độ quan trọng và nghiêm trọng của phần bị hư hỏng đối với quy trình sản xuất mà có thể khiến cả dây chuyền hoạt động mất năng suất trong một khoảng thời gian dài. Khi đó, các chi phí cố định doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra nhưng lại không thu về được lợi nhuận.
• Thứ hai, tiêu tốn chi phí sửa chữa. Bao gồm: tiền công sửa, vật tư thay thế, thời gian sửa chữa.
Do đó, bạn nên chú trọng hơn tới việc bảo dưỡng, giám sát chặt chẽ máy móc, thiết bị để hạn chế tối đa các hư hại có thể xảy ra. Kịp thời thay thế khi phát hiện các bộ phận có vấn đề, kém chất lượng.
Chú trọng duy trì nhóm khách hàng trung thành
Có thể bạn chưa biết, có tới 80% lợi nhuận của cửa hàng đến từ 20% khách hàng cũ. Trong khi đó, chi phí để tìm và thu hút một đối tượng mới lớn hơn gấp nhiều lần so với việc chăm sóc những người tiêu dùng thân thiết, đã từng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Trên thực tế, nhiều công ty dành quá nhiều nguồn lực cho việc tìm kiếm 80% khách hàng mới nhưng chỉ thu về 20% lợi nhuận. Họ quên đi rằng, khách hàng cũ mới là khách hàng trung thành, giúp tiết kiệm tiền quảng cáo mà vẫn giữ được hiệu quả kinh doanh. Do vậy, hãy dành chi phí để tập trung phát triển hệ thống khách hàng mới từ những mối quan hệ cũ.
Tối ưu chi phí bằng phần mềm quản lý
Có hai yếu tố mà các phương pháp quản lý truyền thống đang gây ra lãng phí lớn cho doanh nghiệp đó là thời gian và nguồn lực. Các phần mềm quản lý bán hàng hiện đại và chuyên nghiệp sẽ giúp bạn cải thiện được các thiếu sót này. Nhờ vào những tính năng ưu việt, phần mềm chú trọng vào việc tự động hóa mọi quy trình kinh doanh. Cho phép người sử dụng loại bỏ các bước nhập liệu rườm rà, chồng chéo và dễ xảy ra sai sót. Thay thế được công việc của lượng lớn nhân viên. Giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian xử lý dữ liệu và quản lý, cắt giảm các vị trí không cần thiết, gia tăng đáng kể hiệu quả, đảm bảo độ chính xác và kịp thời.
Trên đây là 6 giải pháp giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí kinh doanh hiệu quả nhất. Hy vọng những thông tin trong bài viết thực sự hữu ích với bạn. Chúc các bạn thành công.