Bỏ túi những kỹ năng của nhà quản trị thành công ở mọi thời đại
Điều hành một doanh nghiệp chưa bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng. Nó đòi hỏi không ít những yêu cầu khó và khắt khe. Đặc biệt phải kể đến kỹ năng của nhà quản trị. Vậy nhà quản trị cần những kỹ năng gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Kỹ năng tư duy
Đây được đánh giá là một trong những kỹ năng khó nhất. Nhưng lại đóng vai trò vô cùng đặc biệt và liên hệ mật thiết đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Nhà quản trị cần đến tư duy chiến lược để định hướng mục tiêu cho toàn bộ doanh nghiệp. Bên cạnh đó phải nhìn ra được những khó khăn, mối đe dọa có thể gặp phải. Để đưa ra những giải pháp, phương án đề phòng và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
Mỗi chiến lược đề ra cần đảm bảo được sự sáng tạo, thu hút và khả năng thành công. Khi sở hữu tư duy tốt, nhà quản trị sẽ biết đâu là đường lối đúng đắn, đâu là hướng đi phát triển dành cho doanh nghiệp của mình.
Kỹ năng lãnh đạo
Đóng vai trò là một trong những vị trí chủ chốt trong bộ máy tổ chức. Nhà quản trị phải có kỹ năng lãnh đạo để có thể điều hành và phát triển tổ chức một cách hiệu quả nhất. Không chỉ chịu trách nhiệm hoàn thành hoạch định đã đề ra, họ còn phải quản lý nhân viên của mình, điều hướng họ theo đúng mục tiêu của doanh nghiệp. Ví dụ về kỹ năng của nhà quản trị được thể hiện thông qua việc điều phối, ra quyết định, phân bổ nhiệm vụ, đánh giá,… Khi này họ sẽ đóng vai trò như vị tướng, điều quân bố trận để đạt được chiến thắng cho phe mình.
♦ Tìm hiểu thêm: Phần mềm quản lý bán hàng trên điện thoại miễn phí – công cụ hỗ trợ từ xa cho doanh nghiệp
Kỹ năng xây dựng kế hoạch
Sau khi đã xây dựng được tầm nhìn và định hướng. Bước tiếp theo mà nhà quản trị cần thực hiện đó chính là xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh. Một kế hoạch càng chi tiết thì khả năng mang lại thành công càng cao. Bởi khi đó nhân viên sẽ được vẽ ra đường đi rõ ràng, hiểu được mục tiêu cần đạt được là gì. Từ đó tập trung nguồn lực để hoàn thành nó. Ngược lại, với những kế hoạch được lập một cách sơ sài, thiếu sót rất dễ khiến tập thể đi lệch hướng. Thậm chí là để lại những hậu quả khó lường, rủi ro lớn cho doanh nghiệp.
Kỹ năng giao tiếp
Vừa là người quản lý, vừa là người đại diện và đảm đương luôn vai trò ngoại giao đối với doanh nghiệp. Nhà quản trị rất cần đến kỹ năng giao tiếp để tạo lập và duy trì các mối quan hệ. Kỹ năng này yêu cầu họ phải thành thạo trong việc giao tiếp, đàm phán, thương thảo. Gây ấn tượng bằng cả giọng nói, ngôn ngữ hình thể cho đến lý lẽ. Nhờ đó mà nhà quản trị có thể giành về cho doanh nghiệp những hợp đồng, mối làm ăn béo bở từ bên ngoài. Ngoài ra còn lãnh đạo, giao nhiệm vụ, truyền đạt thông tin một cách chính xác và có hiệu quả tới cấp dưới.
Kỹ năng quản lý nhân sự
Không thể phủ nhận, nhân lực chính là nguồn tài nguyên quan trọng bậc nhất của doanh nghiệp. Chính vì vậy, họ phải biết cách quản lý, thúc đẩy, tạo động lực và điều khiển nhân sự. Nhiệm vụ này đòi hỏi kỹ năng chuyên môn của nhà quản trị và khá nhiều thời gian và công sức để bắt đầu từ việc tiếp cận, lắng nghe, thấu hiểu, giao nhiệm vụ, theo dõi, đánh giá và cuối cùng là tìm kiếm giải pháp. Thêm vào đó, phải biết cách cứng rắn và mềm mỏng trong việc quản lý nhân sự. Để có thể điều hành bộ máy doanh nghiệp hiệu quả hơn.
Để hiệu quản lý được tốt hơn bạn nên Tìm hiểu về phần mềm quản lý bán hàng có tính năng phân quyền và kiểm soát hoạt động của nhân viên. Nó sẽ giúp bạn quản lý và đánh giá tốt hiệu quả làm việc của từng nhân viên một cách chính xác nhất.
Đăng ký dùng thử miễn phí phần mềm Abit ngay tại đây để trải nghiệm tính năng này!
Kỹ năng đánh giá
Đánh giá là nhiệm vụ theo xuyên suốt quá trình điều hành của nhà quản trị. Từ việc đánh giá phương hướng, tiến độ công việc, khả năng của nhân viên, … Tuy nhiên, công việc này chưa bao giờ được xem là dễ dàng. Bởi nó đòi hỏi rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe. Chỉ cần nhà quản trị đo lường sai một chút cũng có thể ảnh hưởng đến sự tín nhiệm mà nhân viên dành cho họ. Bên cạnh đó, đánh giá thể hiện tính công tâm trong cách làm việc. Một nhà quản trị giỏi sẽ luôn đưa ra được lý do cho những quyết định của mình.
Có thể thấy, ý nghĩa các kỹ năng của nhà quản trị đóng vai trò không hề nhỏ đối với sự thành công của doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin mà bài viết mang lại thực sự hữu ích với bạn. Chúc các bạn thành công.