Tuyệt chiêu “đi đường quyền” với những nhân viên cãi lại sếp

25/04/2022 5553

Đối với cấp dưới ương bướng, không nghe lời thì sa thải được xem như biện pháp nhanh-gọn-lẹ nhất. Nhưng nếu đó là những cá nhân xuất sắc, có đóng góp tích cực cho công ty, thì sa thải lại trở thành phương án tồi. Vậy đâu mới là giải pháp hiệu quả giúp bạn trị những nhân viên cãi lại sếp?

Đừng nổi nóng hoặc tranh cãi

Luôn nhớ rằng, chúng ta chỉ nên xử lý mâu thuẫn sếp và nhân viên với cái đầu lạnh và sáng suốt. Nổi nóng, mất bình tĩnh hay to tiếng sẽ khiến bạn dễ đưa ra những quyết định sai lầm. Gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của một nhà lãnh đạo mẫu mực. Vô hình chung biến mình trở thành người sếp độc đoán trong mắt cấp dưới. Chính bạn cũng đang hạ thấp bản thân xuống bằng hoặc thậm chí dưới “cơ” những cá nhân bất trị kia. Bởi bạn là cấp trên, chứ không phải đồng nghiệp cùng vai vế để tranh cãi tay đôi với nhân viên của mình.

Cố gắng bình tĩnh trong những trường hợp căng thẳng. Dù đối phương có dùng cách chai lì, không nghe lời để gây ức chế cho sếp. Hít thở thật sâu, kiềm chế cảm xúc. Nghĩ về tác động tiêu cực khi nổi nóng để tự trấn an. Bạn cũng có thể chấm dứt cuộc hội thoại. Rời đi tới nơi yên tĩnh để thư giãn đầu óc. Sau đó quay lại giải quyết vấn đề khi đã thực sự đủ sáng suốt.

Đừng nổi nóng hoặc tranh cãi với nhân viên

Tìm hiểu nguyên nhân

Nếu muốn xử lý vấn đề một cách dứt điểm thì bạn phải tìm ra nguyên nhân phía sau của nó là gì? từ đó mới có thể tìm ra phương án giải quyết tận gốc. Tránh trường hợp để “mầm bệnh” lây lan. Chẳng hạn như nhân viên thuộc tuýp người tự ái nhưng từng bị phê bình trước tập thể vì lỗi nhỏ. Nhân viên có cái tôi cá nhân cao nhưng bạn lại áp dụng cách lãnh đạo cộc lốc. Sau đó lại kỳ vọng họ sẽ phục tùng răm rắp. Hay người muốn làm việc độc lập, trong khi lại bị ép vào một khuôn khổ cứng nhắc…

Mầm mống của sự bất hợp tác phần lớn bắt nguồn từ việc nhân viên không phục sếp. Khiến họ có cảm giác bị ép buộc làm việc như con rối mà không có chủ  kiến hay phát huy được ưu điểm của bản thân. Từ đó không hiểu được vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với tổ chức. Lâu dần sẽ mất luôn động lực, sự hăng hái trong công việc.

Tìm hiểu nguyên nhân khiến nhân viên cãi lại sếp
Tìm hiểu nguyên nhân khiến nhân viên cãi lại sếp

♦ Tìm đọc: Quản lý nhân viên hiệu quả hơn nếu biết đến phần mềm bán hàng tốt nhất hiện nay

Học cách chấp nhận tính cách của nhân viên thay vì dọa nạt

Đôi khi, sự cố chấp không phải là một hành động cố tình mà đó chính là tính cách của nhân viên. Việc bạn cố gắng thay đổi bản chất của một người sẽ là điều vô ích. Vậy nên, hãy học cách chấp nhận nó. Đánh giá cách làm việc của họ theo chiều hướng tích cực hơn. Ví dụ như cấp dưới của bạn luôn đưa ra câu hỏi “tại sao tôi phải làm nhiệm vụ này?”, đơn giản là vị họ muốn hiểu rõ hơn về công việc mà hoàn toàn không có ý phản đối. Hãy xem đó là một tín hiệu đáng mừng vì bạn đã tìm được một người thẳng thắn và có tư duy.

Đừng khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng bằng cách dọa nạt, sử dụng uy quyền trong những trường hợp như vậy. Bởi cách tốt nhất vẫn luôn là dùng lý để nói chuyện. Chẳng nhân viên nào lại muốn suốt ngày hơn thua với sếp.

Học cách chấp nhận tính cách của nhân viên thay vì dọa nạt
Học cách chấp nhận tính cách của nhân viên thay vì dọa nạt

♦ Tìm đọc: Review phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Dùng thực lực để giải quyết

Trước khi giải quyết vấn đề, hãy ngồi lại suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Đâu là lý do mình được chọn trở thành sếp, ngồi vào vị trí quản lý này? Chắc chắn bạn phải là người có thực lực, phẩm chất lãnh đạo tốt. Đặc biệt được những người bổ nhiệm tin tưởng có khả năng nhất trong tập thể để đảm đương vai trò. Vậy có lý do gì để bạn phải lép vế hay e sợ trước những nhân viên cứng đầu, tỏ thái độ kia. Hãy chứng minh mình là ai, làm được những gì là cách nhanh nhất để họ biết cần phải cư xử như thế nào cho đúng mực.

Khiến nhân viên sợ không phải là phương án hay. Nhưng khiến họ phải tâm phục, khẩu phục mới là cách làm của một nhà lãnh đạo giỏi. Khi đã có thực lực hơn người, thì mọi vấn đề sẽ không còn là bài toán khó nữa. Cấp dưới sẽ tự động biết được sếp của mình là ai và điều chỉnh cách làm việc sao cho phù hợp.

Tuyệt chiêu "đi đường quyền" với những nhân viên cãi lại sếp
Tuyệt chiêu “đi đường quyền” với những nhân viên cãi lại sếp

Bạn đã kinh doanh đúng hướng chưa, hãy đọc: [Lật tẩy] các yếu tố đánh giá sự hài lòng của khách hàng

Câu chuyện nhân viên cãi lại sếp có lẽ còn nhiều điều cần phải nói. Nhưng quan trọng nhất, đừng bao giờ quên dù là sếp hay nhân viên thì bạn cũng đang làm việc cho một tổ chức. Vì vậy, hãy giúp đỡ nhau thay vì bất hợp tác, gây khó khăn cho nhau trong việc hoàn thành mục tiêu chung.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

văn phòng phẩm giá sỉ tại hà nội

4 Nguồn văn phòng phẩm giá sỉ tại Hà Nội không biết sẽ tiếc“hùi hụi”

30/05/2020 6223

Thực tế không phải ai cũng biết cách đầu tư thời gian, công sức, đúng nơi đúng chỗ để tìm được nguồn hàng kinh doanh như ý. Nhưng nếu bạn bỏ 9 phút để đọc bài viết này, tôi cam…

banner sidebar right
Los AngelesChủ đề hot