7 Kỹ thuật SEO Onpage giúp website tăng hạng chóng mặt
Website là nơi tập trung của tất cả các quy trình SEO. Vì thế, nếu được tối ưu đúng cách nó sẽ giúp bạn gia tăng cơ hội thăng hạng cho trang cũng như tiếp cận tốt nhất với khách hàng. Trong đó không thể không kể đến sự hỗ trợ đặc biệt kỹ thuật SEO Onpage.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về mục đích và quy trình của SEO Onpage, bài viết sau đây sẽ khai thác toàn bộ những nội dung quan trọng nhất về vấn đề này. Chắc chắn sẽ mang đến những thông tin hữu ích với bạn.
SEO Onpage gồm những công việc gì?
SEO Onpage là tập hợp kỹ thuật tối ưu hóa các website riêng lẻ để tăng vị trí xếp hạng và thu hút lưu lượng truy cập trên công cụ tìm kiếm. Để triển khai quy trình SEO Onpage bạn cần thực hiện các công việc chính như:
• Tối ưu Readability : bounce rate, dwell on time, conversion, feature snippets.
• Chèn từ khóa SEO vào tiêu đề của bài viết.
• Tối ưu URL cho website.
• Chèn từ khóa trong các thẻ Heading ( hoặc từ đồng nghĩa với từ khóa).
• Internal Link và External Link.
• Tối ưu hình ảnh, cải thiện tốc độ load trang.
Tham khảo thêm: Lợi ích khi dùng phần mềm quản lý bán hàng trong hoạt động kinh doanh thời kỷ nguyên số.
Kỹ thuật SEO Onpage hiệu quả nhất
Từ khóa – Key word
Không cần biết nội dung là gì nhưng khi bạn muốn tạo một nội dung mới cho trang web thì điều bắt buộc đầu tiên đó là “Từ khóa”. Hãy xác định các từ khóa chính của mình và hãy cố gắng để làm cho nó trở nên nổi bật. Cùng với đó là xem xét mục đích truy vấn của khách hàng là gì để đưa ra giải pháp tốt nhất.
Lưu ý là hãy để ý đến mức độ cạnh tranh của từ khóa. Gợi ý với bạn đó là từ khóa dài thường sẽ có mức độ cạnh tranh thấp hơn với từ khóa ngắn. Sau khi đã xác định được từ khóa chính thì tiếp đến cần sử dụng chúng một cách hiệu quả. Trong đó, mật độ xuất hiện của từ khóa rất quan trọng. Nó giúp cho các công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung trọng tâm bài viết. Nếu cố tình “nhồi nhét” quá đà sẽ làm phản tác dụng và bị đánh giá spam. Kết cục là bài viết của bạn không bao giờ được thứ hạng cao. Vì vậy, hãy đảm bảo từ khóa xuất hiện tự nhiên và phù hợp.
Thông tin hữu ích: Làm chủ “thế trận” kinh doanh khi nắm chắc xu hướng bán hàng đa kênh Hot nhất.
Thêm tiêu đề (Title) và thẻ mô tả (Meta Description)
Hãy làm sao để có thể gắn từ khóa vào trong tiêu đề bài viết. Và đương nhiên đừng quên yếu tố hay và lôi cuốn người đọc. Độ dài tối đa tiêu đề của bạn cũng không nên dài quá 65 ký tự. Vì khi vượt qua giới hạn này tiêu đề có thể bị cắt bớt trong SERP, và làm giảm tỷ lệ nhấp chuột của bạn.
Mô tả được viết nhằm để bot của các công cụ tìm kiếm có thể biết được trang của bạn là gì và cung cấp những nội dung gì. Hay nói đúng hơn thì Meta cung cấp 1 đoạn tóm tắt bao quát toàn bộ nội dung của bài viết.
Các thẻ Heading trong bài đăng
Các thẻ Heading này bắt đầu từ H1 – H6, là một phần của mã HTML. Các thẻ này sẽ có tác dụng cung cấp thứ bậc cho nội dung mà bạn đang viết. Thẻ H1 chỉ nên sử dụng 1 lần trên 1 trang vì nó đã được xem là phần quan trọng nhất của Google. Vì thế nó nên chứa các từ khóa quan trọng và nó sẽ tiết lộ nội dung của bài viết.
Phần còn lại từ H2 đến H6 nên được sử dụng ở trong phần nội dung của bài viết để biểu thị cấu trúc của nó. Hãy sử dụng hợp lí, lưu động giữa các thẻ H. Đừng nên quá lạm dụng vì Google không thích điều này.
Hình ảnh, video trong bài
Sử dụng hình ảnh, video trong bài là 1 cách tốt để tăng cường sự hấp dẫn của bài đăng. Tuy nhiên nếu như chúng không được tối ưu hóa, bạn sẽ mất đi cơ hội để nhìn thấy nhiều khách truy cập hơn. Vậy tối ưu hình ảnh như thế nào? Dưới đây là một số giải pháp hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.
• Đặt tên tệp không dấu. Sử dụng dấu gạch nối “-” để tách các từ với nhau.
• Sử dụng định dạng ảnh “.jpeg” thay vì dùng các định dạng ảnh khác.
• Không được sử dụng hình ảnh có độ phân giải quá cao.
• Bổ sung văn bản Alt trong hình ảnh.
Đừng bỏ qua: Phần mềm bán hàng tốt nhất hiện nay – Người trợ thủ đắc lực mà nhà kinh doanh nào cũng cần phải có.
URL thân thiện với công cụ tìm kiếm
URL thân thiện là các URL có các từ khóa trọng tâm của bài viết. Chúng dễ cho cả độc giả lẫn công cụ tìm kiếm. Một URL thân thiện cũng có thể giúp cải thiện cơ hội được xếp hạng cao hơn trong công cụ tìm kiếm. Và lưu ý chỉ nên dùng dấu “-” và không được sử dụng những kí tự đặc biệt khác. Chẳng hạn:
• URL thân thiện với SEO : http://blog.abit.vn/ky-thuat-seo-onpage.
• Và đây là URL không thân thiện với SEO: http://blog.abit.vn/&p=12853.
Tốc độ load trang
Từ giữa năm 2018, Google chính thức xếp tốc độ tải trang như là 1 yếu tố dùng để xếp hạng website. Thực tế thì tốc trang load chậm cũng làm cho các công cụ tìm kiếm có thể thu thập ít thông tin của bạn hơn. Và điều đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc lập chỉ mục của bạn.
Qua những Kỹ thuật SEO Onpage mà tôi hướng dẫn vừa rồi, liệu bạn đã đủ tự tin để có thể làm tốt việc tối ưu SEO Onpage nâng cao cho website của mình? Thực hiện SEO Onpage đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn học hỏi, tích lũy kinh nghiệm cũng như thực hành mới có thể thành công. Mong rằng những thông tin trên có ích. Chúc bạn thành công!