Kinh nghiệm mở cửa hàng bánh mì cực chuẩn cho người mới bắt đầu
Mở cửa hàng bánh mì đang được rất nhiều người kinh doanh lựa chọn vì vốn đầu tư ít, chế biến nhanh và cực kỳ dễ bán. Tuy nhiên nếu cứ lao đầu vào kinh doanh mà không biết quan sát, phân tích khi chưa có nhiều kinh nghiệm thì sớm muộn cũng thất bại. Những bí quyết kinh doanh bánh mì sau đây được đúc kết từ các cửa hàng doanh thu khủng chắc chắn sẽ có ích cho người mới bắt đầu.
Mở cửa hàng bánh mì cần chuẩn bị những gì?
Bạn ý tưởng bán bánh mì nhưng băn khoăn không biết nên bắt đầu từ đâu? Tuy nói bánh mì là thị trường tiềm năng nhưng sự cạnh tranh cũng rất khốc liệt. Đi đâu cũng dễ bàng bắt gặp đủ các loại bánh mì từ truyền thống đến hiện đại. Vậy nếu không có sự đầu tư chuẩn bị kĩ lưỡng trước thì bạn rất dễ bị các đối thủ lâu năm khác đè bẹp.
Những thứ quan trọng sau đây sẽ giúp bạn định hướng được chiến lược kinh doanh bánh mì rõ ràng hơn:
Xác định được vốn và mô hình cửa hàng bánh mì sẽ mở
Nguồn vốn sẽ là điều kiện tiên quyết để đáp ứng những ý tưởng của bạn khi đưa ra thực tế. Nếu vốn mạnh có thể nghĩ đến đầu tư cửa hàng lớn, mặt tiền to rộng. Nếu vốn ít thì chỉ nên mở cửa hàng nhỏ tại nhà, xe đẩy bánh mì hoặc quầy bánh mì thôi. Vì thực tế một cửa hàng bán bánh mì vỉa hè cũng cần phải đầu tư tối thiểu 3 triệu trở lên vào các chi phí:
– Tủ nhôm, bàn, kệ để đồ : trung bình 1 triệu/cái tùy loại, xe đẩy bánh mì thấp nhất là 5 triệu/cái
– Ghế ngồi: 20-30 nghìn/cái
– Bếp ga, chảo, lò nướng
– Tiền nhập nguyên liệu làm bánh mì
– Tiền giấy ăn, túi bóng, gia vị, tiền điện nước,…
Các cửa hàng lớn sẽ phải tính thêm cả tiền thuê nhà, sửa sang trang trí lại quán, thuê nhân viên, tiền mua tủ lạnh bảo quản nguyên liệu, đầu từ vào các phần mềm quản lý bán hàng và tính tiền,.. Nếu bạn mở quán thì phải xác định làm chuyên nghiệp hẳn so với quán bán vỉa hè. Vì thế chi phí kinh doanh phải “đội” lên gấp nhiều lần. Nếu tính toán không kĩ thì sẽ rơi vào tình trạng hụt vốn, thiếu vốn, không kịp xoay vòng vốn.
Tìm ra công thức tạo ra 1 ổ bánh mì ngon nhất
Để phát triển tốt trong ngành ẩm thực thì không gì bằng chất lượng món ăn. Bạn cần đáp ứng bánh mì làm ra phải vừa sạch (hợp vệ sinh) vừa ngon, mùi vị phải đặc biệt và đánh thức vị giác của người dùng. Bán bánh mì có lời không? Muốn biết lời hay không phải xem nó có ngon hay không đã. Chất lượng của bánh quyết định đến 70% thành công của bạn.
Hiện nay bánh mì đã được biến tấu theo rất nhiều phiên bản đa dạng. Ngoài bánh mì thịt, bánh mì trứng truyền thống, còn có bánh mì Donner Kebab, bánh mì trứng, bánh xá xíu. Hay kinh doanh bánh mì que Hải Phòng, bánh mì chảo cũng là một hướng đi mới lạ. Tóm lại, cho dù bạn kinh doanh loại bánh mì nào thì cũng cần đảm bảo nâng cao tay nghề thật tốt. Nếu sau khi thành thục 1 món rồi, có thể học thêm hoặc phát minh ra 3-4 loại nữa để bán kèm. Giúp cho khách có nhiều lựa chọn hơn và chủ shop cũng thêm thu nhập.
Kinh nghiệm khởi nghiệp từ cửa hàng bánh mì
Lựa chọn nguyên liệu tươi ngon nhất
Phần nhân bên trong bánh mì chính là linh hồn để tạo nên hương vị khi thưởng thức. Vì thế nếu muốn tạo ra chất lượng cho sản phẩm, bạn cần chuyên tâm lựa chọn nguyên liệu sạch, tươi, có xuất xứ rõ ràng. Không tham rẻ mà chọn những thực phẩm không rõ nguồn gốc. Đặc biệt nữa là không cố tận dụng những nguyên liệu ôi thiu, hỏng, mốc hoặc để qua đêm không được bảo quản. Chúng có thể chứa rất nhiều vi khuẩn gây độc hại cho khách. Nếu họ ăn vào có dấu hiệu ảnh hưởng tới sức khỏe thì không chỉ bạn mất tiền, mà còn mất luôn cả thương hiệu.
Lưu ý khi thuê mặt bằng mở cửa hàng bánh mì
Một cửa hàng bánh mì đẹp là điều rất tốt. Nhưng còn tốt hơn khi nó nằm ở 1 vị trí thuận lợi. Đó là nơi tập trung đông dân cư qua lại hằng ngày, các ngõ ngách gần nhà hay trước cổng trường học, văn phòng, trục đường lớn,.. Việc lựa chọn địa điểm setup cửa hàng bánh mì phải phụ thuộc vào đối tượng bạn hướng tới. Nên tập trung vào giới học sinh – sinh viên, dân công sở và loại trừ công nhân. Vì họ có xu hướng muốn những thực phẩm ăn no lâu như cơm, xôi thay vì bánh mì.
Một điều nữa là lựa chọn mặt bằng cần phải làm việc với các cán bộ phường, cán bộ thị trường. Để họ nhìn thấy mà không đăng ký kinh doanh thì sẽ bị phạt tiền. Trước khi đến bán hãy tìm hiểu thật kỹ điều này nhé. Đừng để tránh trường hợp bị tịch thu đồ nghề thì rất tốn kém.
Tối ưu lợi nhuận bằng cách chiêu thức quảng cáo
Để nâng cao doanh số bạn có thể tận dụng sự phát triển của mạng xã hội để bán bánh mì online. Xây dưng 1 cửa hàng hết sức đơn giản và không tốn quá nhiều chi phí của bạn. Chỉ cần đăng hình ảnh lên trên mạng xã hội đi kèm số điện thoại, địa chỉ cụ thể. Khi khách có yêu cầu họ sẽ chủ động liên lạc và đặt hàng. Nếu cửa hàng có shipper riêng thì bạn sẽ giao hàng đến và thu tiền. Hoặc có thể kết hợp sử dụng với các dịch vụ giao hàng như Grap hoặc Now, Beamin, Gojek,..
Khi mới khai trương để thu hút khách đừng quên các chiêu thức giảm giá hoặc tặng kèm ưu đãi. Khách hàng mới họ chưa biết đến bạn nhiều, vì thế cái họ cần là thường thức sản phẩm trước. Sau đó khi đã ăn rồi sẽ kéo theo nhiều người khác cùng đến ăn trong những lần tiếp theo.Như vậy vài ngày đầu bạn sẽ không có lãi hoặc lãi ít nhưng có nhiều cơ hội gia tăng khách hàng hơn.
Vận hành cửa hàng bằng phần mềm
Quản lý 1 cửa hàng không phải là công việc đơn giản khi có quá nhiều đầu việc cần bạn xử lý, kiểm soát liên tục. Một phần mềm bán hàng sẽ giúp bạn tránh sai sót số liệu, tiền bạc, hàng hóa. Đồng thời tối giản các bước ghi chép báo cáo mất thời gian. Với khách hàng khi vào cửa hàng có hóa đơn thanh toán in sẵn rõ ràng cũng sẽ cảm nhận được sự chuyên nghiệp uy tín của thương hiệu. Các cửa hàng lớn như cửa hàng bánh mì pewpew, cửa hàng bánh mì minh nhật đều đặt máy bán hàng tích hợp phần mềm quản lý bán hàng online. Đồng thời còn cài đặt các ứng dụng trên di động để theo dõi doanh thu bán hàng liên tục dù bạn có đang cách xa trăm cây số!
Trên đây là tất cả kinh nghiệm mở cửa hàng bán bánh mì gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết những người mới có thêm cái nhìn chân thực hơn về việc kinh doanh. Chúc bạn thành công!