Time on site là gì? Time on page là gì ? Yếu tố nào cần quan tâm
Time on site – thời gian truy cập trang web của người dùng là chỉ số đo lường hiệu quả SEO. Đây là một yếu tố khá quan trọng giúp đánh giá được người dùng cảm thấy như thế nào về website. Vậy chính xác Time on site là gì ? Time on site và Time onpage có liên quan gì với nhau ? Hãy cùng chúng tôi giải đáp câu hỏi này trong bài viết dưới đây.
Time on site là gì ?
Time on site (thời gian truy cập website) được hiểu đơn giản là tổng thời gian trung bình truy cập website của người dùng trong một phiên truy cập trên toàn website. Đây là một chỉ số khá quan trọng của Google Analytisc nhằm đánh giá thời gian tương tác của người dùng. Không những thế nó còn đánh giá nội dung của bạn có chất lượng hay không. Tuy nhiên, người quản lý SEO cũng không nên quá phụ thuộc vào chỉ số Time on site để đánh giá nội dung.
Time on page là gì ?
Theo Google Analytics thì chúng ta có thể hiểu Time on page là lượng thời gian trung bình trên trang mà người dùng truy cập vào một trang nào đó trên site, hoặc trên một màn hình hay tập hợp các trang hay màn hình đã được chỉ định.
♦ Tìm hiểu thêm: Phần mềm bán hàng online trên Facebook mua một lần dùng mãi mãi
Yếu tố nào quan trọng hơn ?
Với những nhà quản lý kinh doanh, Time on site không phải là KPI dùng để đánh giá trong SEO. Mà đa phần là họ quan tâm nhiều tới Time onpage của landingpage. Nếu các bạn đã từng làm affiliate và sử dụng phương pháp SEO thì sẽ hiểu rõ điều này. Những người làm affiliate luôn mong muốn khách truy cập vào landingpage. Sale sau đó click lựa chọn mua sản phẩm của họ.
Đối với người thuần SEO, họ lại mong người dùng truy cập các trang trên site càng lâu càng tốt. Time on site càng cao thì có nghĩa tỉ lệ pageview càng cao.
Tuỳ theo lĩnh vực, mục đích mà người làm SEO có thể quan tâm đến chỉ số như Time On Site hoặc Time On Page. Nhưng một lần nữa tôi muốn nhắc lại rằng trong kế hoạch SEO thì không nên để KPI là Time on site mà nên đưa KPI là page view và time on page.
Cách tăng Time on site cho website
Tuy Time on page là yếu tố cần quan tâm hơn. Nhưng không vì thế mà ta bỏ qua Time on site. Sau đây là một vài cách giúp bạn tăng Time on site cho website :
Phân tích hành vi người dùng truy cập trang
Từ số liệu được cung cấp bởi Google Analytics. Bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về con đường, cách thức khách hàng dùng để đến website của bạn. Ngoài ra, bạn còn biết được trang web nào của bạn thu hút khách hàng nhất. Từ đó có thể điều hướng khách hàng tới trang có nội dung hấp dẫn hay những trang khó tiếp cận được người dùng.
Đảm bảo chất lượng nội dung trên web của mình
Những trang web có nội dung hay, hấp dẫn và hữu ích thì mới có thể giữ chân khách hàng. Chỉ cần một bài viết không đảm bảo chất lượng, người dùng sẽ lập tức tắt luôn web mà không thực hiện thêm hành động khác. Những bài viết giải quyết vấn đề của khách hàng mới thể hiện được chất lượng bài viết.
♦ Tìm hiểu thêm: Phần mềm bán hàng đa kênh – công cụ hỗ trợ bán hàng online hiệu quả
Mở external link trong tab mới
Mở external link trong tab mới là đồng nghĩa với việc khách hàng vào trang của bạn có thể tìm được một số thông tin liên quan tại những web khác mà sẽ không thoát web hiện tại.
Tối ưu liên kết nội bộ của web – Internal Link
Liên kết nội bộ là đường dẫn tới bài viết có nội dung mà người xem có thể quan tâm trong website. Đây là cách thức được các nhà quản trị web sử dụng tương đối phổ biến. Những lợi ích mà nó có thể mang lại rất lớn. Tuy nhiên việc gắn quá nhiều Internal Link có thể phản tác dụng. Dẫn tới trải nghiệm tiêu cực cho khách hàng. Dường như họ sẽ choáng ngợp và rối mắt trước quá nhiều thông tin.
Việc tăng Time on site cho website sẽ giúp ích nhiều cho hoạt động kinh doanh bán hàng. Nhưng bên cạnh những giải pháp giúp Website của bạn khỏe mạnh, giữ chân được nhiều khách hàng hơn, thì bạn cũng nên chăm chút nhiều hơn cho hoạt quản lý của mình. Bởi thực tế, nếu chỉ thực hiện các biện pháp để tỷ lệ chuyển đổi cao hơn mà không phục vụ được khách hàng thì chẳng mấy chốc tỷ lệ cao cũng thành thấp, khách cũng lần lượt rũ áo ra đi. Giải pháp cho những nhà quản lý chính là phần mềm quản lý bán hàng. Với sự hỗ trợ của phần mềm, thì ngay cả trên website hay landing Page việc kiểm soát đơn, data khách hàng sẽ được đồng bộ trên 1 giao diện duy nhất. Quản lý hiệu quả hơn, doanh thu đạt được sẽ tốt hơn rất nhiều.
Tạm kết
Bài viết vừa tôi đã giải đáp cho các bạn Time on site là gì? Cũng như là Time on page là gì? Với những người làm SEO, khi web có lượng view cao ổn định, đó là sự thành công. Mong rằng bài viết này có thể giúp ích được cho bạn. Chúc bạn thành công!