Những năng lực quản lý không thể thiếu của nhà lãnh đạo giỏi
Năng lực chuyên môn
Các nhà lãnh đạo không nhất thiết phải là chuyên gia trong mọi lĩnh vực. Nhưng cần phải thông thạo trong những mảng mà doanh nghiệp đang chú trọng đầu tư, phát triển. Biết cách chủ động cập nhật thông tin thị trường liên tục nhằm nắm bắt xu hướng, dự đoán đường đi trong tương lai. Thêm vào đó là khả năng thích ứng, nhạy bén trong mọi vấn đề, thay đổi mang tính đột phá có thể xảy đến. Với lượng kiến thức khổng lồ và đổi mới từng ngày để phù hợp với thị trường. Đòi hỏi nhà lãnh đạo phải học hỏi không ngừng. Bổ sung những kiến thức còn thiếu cho bản thân và cả nhân viên của mình.
Ngoài ra, người đứng đầu một doanh nghiệp thời đại 4.0 còn phải biết cách bồi dưỡng sự sáng tạo. Có những cách điều hành tách biệt với lối đi cũ trong cơ cấu tổ chức. Khi đã tiếp thu được kiến thức mới sẵn sàng loại bỏ dần phương pháp truyền thống không phù hợp. Thay bằng những chuyên môn phù hợp và mang lại hiệu quả cao hơn.
♦ Đọc thêm: Bạn học được gì từ câu chuyện về kỹ năng lãnh đạo “Thợ săn và bầy chó”
Năng lực lãnh đạo
Năng lực lãnh đạo là yếu tố tiên quyết cho một nhà lãnh đạo giỏi. Nó được thể hiện qua khả năng điều hành, ra quyết định, dự đoán, nhận biết bản chất của vấn đề. Từ đó đưa ra các mục tiêu, định hướng và tầm nhìn cụ thể cho doanh nghiệp. Để đạt được năng lực quản lý tốt, đòi hỏi bạn phải là người có tư duy đúng đắn, kỹ năng đánh giá vấn đề chính xác. Thêm vào đó là tính quyết đoán trong các quyết định, nhạy bén, sáng suốt trong mọi tình huống.
Dưới con mắt tinh tường của nhà lãnh đạo, họ sẽ luôn nhìn nhận vấn đề từ quá khứ đến hiện tại. Sau đó dự đoán cho tương lai. Chắt lọc và nhạy cảm với các nguồn thông tin để ra quyết định trong các tình huống còn mơ hồ, không rõ ràng. Nhờ vậy mà có thể tìm được các phương án giải quyết, phòng tránh rủi ro một cách hiệu quả. Giúp cho doanh nghiệp không chao đảo trước những biến cố bất ngờ ập đến.
Năng lực xây dựng định hướng và lên kế hoạch
Như đã đề cập ở trên, lãnh đạo chính là người đưa ra định hướng và quyết định tới cách thức hoạt động của toàn bộ hệ thống trong doanh nghiệp. Đồng nghĩa với việc nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả đạt được trong tương lai. Một nước đi sai lầm rất có thể sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Chính vì lý do đó mà năng lực xây dựng định hướng của nhà lãnh đạo luôn được coi trọng.
Khi đã có định hướng, bạn cần phải cùng với cấp dưới của mình lên kế hoạch hành động chi tiết và cụ thể. Giúp cho toàn thể đội ngũ nhân viên hiểu rõ nhiệm vụ mà họ cần thực hiện là gì. Trong suốt quá trình diễn ra kế hoạch, nhà lãnh đạo cần theo sát và thường xuyên đánh giá hiệu quả công việc. Qua đó có thể sớm phát hiện ra những vấn đề chưa tốt để đề ra các phương án điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp.
♦ Đọc thêm: Phần mềm quản lý bán hàng miễn phí tốt nhất có an toàn trong kinh doanh?
Năng lực hòa giải
Là lãnh đạo đồng nghĩa với việc bạn phải quản lý hàng chục, hàng trăm thậm chí là hàng ngàn người dưới quyền. Chuyện xảy ra xích mích, mâu thuẫn trong tập thể là điều khó tránh khỏi. Lúc này, bắt buộc bạn phải là người đứng ra để dàn xếp để sớm đưa mọi người trở về trạng thái tốt nhất.
Hãy xem doanh nghiệp là một bộ máy, trong đó từng phòng ban. Từng cá nhân là các bộ phận, chi tiết nhỏ. Chỉ cần một trong số chúng hoạt động không hiệu quả thì cả bộ máy sẽ ngưng trệ. Ảnh hưởng không hề nhỏ tới hiệu quả đạt được. Năng lực này yêu cầu nhà lãnh đạo phải thường xuyên quan tâm và nắm rõ tình hình đang diễn ra. Sớm nhận ra những dấu hiệu của xích mích, mâu thuẫn để có biện pháp hòa giải kịp thời. Tránh để tình trạng kéo dài và trở nên khó kiểm soát.
Kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh của nhân viên với: Phần mềm quản lý nhân viên từ xa đáng dùng nhất hiện nay
Năng lực quản lý là yếu tố vô cùng quan trọng đối với nhà lãnh đạo. Hy vọng bài viết có thể mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Hỗ trợ cho quá trình điều hành và phát triển doanh nghiệp một cách tốt nhất. Chúc các bạn thành công.