7 điểm yếu và lỗi sai thường gặp phải khi viết Content Facebook
25/04/20221757
Content là một trong những yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến quyết định mua của khách hàng. Nhưng để viết Content Facebook không hề dễ, bài viết được chúng tôi sưu tầm sau đây sẽ chỉ ra cho bạn thấy những điểm yếu và lỗi sai thường xuyên gặp phải khi triển khai content.
Điểm yếu 1: Bài viết khiến người đọc cảm thấy nhàm chán
Cách nhận biết
Bạn thấy nội dung mình xây dựng đủ hay để “níu chân” người đọc chưa? Trong trường hợp chính bạn còn thấy chán với những gì mình viết ra thì đây là dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất. Cần bạn phải xem xét và cải thiện ngay. Tâm trang của bạn lúc đó có thể đang không ổn, thiếu ý tưởng nhưng vẫn gồng mình viết hoặc viết trong trạng thái không tập trung. Những điều này khiến content mất đi sự kết nối và khả năng thu hút người đọc.
Cách khắc phục
hãy xem xét cẩn thận và cải thiện nội dung của bạn bằng cách:
– Dành thời gian để thư giãn. Sau khi thư giãn hãy đọc lại bài viết một vài lần nữa và bắt đầu sửa nội dung đó. Lúc này sẽ hiệu quả hơn nhiều.
– Hãy xem trong nội dung đó có chứa những “khoảnh khắc” khiến người đọc phải wow lên hay không. Bởi họ nhận được kiến thức có giá trị, giải pháp hay ho, hay một vấn đề nào đó mới lạ.
>>> Đo lường tự động hiệu quả tương tác của mỗi bài viết, không thể thiếu Phần mềm quản lý bán hàng trên Facebook. Ngoài ra nó còn đưa ra các khung giờ tương tác chính xác để bạn đăng bài “giờ vàng” giúp content nổi bật trên dòng newfeed nhất.
Điểm yếu 2: Bài viết lan man, không đi vào trọng tâm
Không phải lúc nào viết dài, viết nhiều cũng hay. Và cũng không phải khi nào viết hay là sẽ phải viết thật nhiều.
Nhiệm vụ của người xây dựng content là truyền đạt một thông điệp và cảm hứng cho người đọc hành động. Nhằm mục đích thôi thúc họ thực hiện ý đồ của người viết content. Đó có thể là nhận diện thương hiệu hoặc mua một sản phẩm nếu nó phù hợp với họ.
Cách nhận biết
Đọc lại bài viết xem có câu nào, đoạn nào quá dài dòng và có thể cắt bớt đi được không? Nếu có và khi sửa lại thấy nó ổn hơn thì bạn biết bạn đang gặp vấn đề ở đâu rồi đấy!
Cách khắc phục
Vẫn là viết ra một nội dung bất kỳ mà bạn cảm thấy nó hấp dẫn. Sau đó thử đặt mình vào vị trí của người đọc và tự hỏi liệu sau khi đọc xong, bạn có cảm thấy tốt hơn hay có thôi thúc hành động hay không?
Mục tiêu mà nội dung hướng tới là gì? Hiểu được bản chất và mục tiêu sẽ giúp bạn có thể tập trung vào đúng chủ đề và bổ sung những lập luận thực sự cần thiết trong bài viết. Là dân content chuyên nghiệp hẵn là bạn không thể không biết “10 công thức viết Content bán hàng chất lừ“. Phát triển theo hướng của các công thức, bạn sẽ không sợ bị lan man, sa đà.
Điểm yếu 3: Bài viết không có chiều sâu
Thay vì viết lan man thành nhiều hướng, bạn nên tập trung vào đúng trọng tâm chủ đề bạn đang viết. Kèm theo những lập luận rõ ràng và giải thích chúng.
Cách nhận biết
Hãy tự hỏi chính mình xem:
– Nội dung bạn đang viết có dễ hiểu chưa hay còn hời hợt, không giải quyết được vấn đề đưa ra.
– Nếu nội dung còn khó hiểu thì hãy đưa ra ví dụ để khiến nó đơn giản và dễ hiểu hơn.
Cách khắc phục
Một số nội dung bạn có thể bổ sung vào bài viết để giúp bài viết có chiều sâu hơn, chẳng hạn như:
– Case study cá nhân, câu chuyện cá nhân
– Thủ thuật viết như ẩn dụ nhân hóa,…
– Đưa ra thống kê,số liệu, nghiên cứu, chứng thực để làm rõ quan điểm
– Đồ thị, hình ảnh, tài liệu bổ sung,…
Chiều sâu bài viết không phải là độ dài mà là phương pháp bạn viết và phân tích một vấn đề. Nội dung có chiều sâu hay không còn phụ thuộc vào độ sâu sắc và tầm hiểu biết của người viết. Ngay cả những đoạn viết ngắn 100 từ thôi cũng có thể có chiều sâu nếu biết cách triển khai và khai thác chủ đề một cách hiệu quả.
– Giữa các đoạn văn không có tính liên kết với nhau, gây gián đoạn mạch đọc.
– Nội dung bị sắp xếp lộn xộn, sai thứ tự, gây khó hiểu và không giải quyết được vấn đề trọng tâm.
Cách giải quyết:
Hãy thử đọc to nội dung lên, bạn sẽ phát hiện dần ra vấn đề. Sau đó nghĩ xem, bạn có thể bỏ qua bất kỳ phần nào trong bài không? Có cần sửa lại đoạn nào hay xóa luôn nội dung nào không cần thiết? Từ đó sẽ biết được mình cần viết content Facebook như thế nào để khiến người đọc bị hấp dẫn và cuốn theo.
Điểm yếu 5: Câu văn dài lê thê
Cách nhận biết
-Vẫn là đọc lại bài viết một lần theo mạch đọc của bạn. Chú ý đọc có ngắt nghĩ theo nhịp thở, nếu câu nào quá dài thì chắc chắn bạn đọc sẽ rất khó khăn.
– Chú ý đến độ dài câu trung bình của của câu có dài quá mức không, và nếu ngắt được thì sửa lại ngay.
– …
Cách khắc phục
– Thử cắt câu của bạn thành 2 đến 3 câu nhỏ xem có hợp lý hơn không? Hãy để mỗi câu truyền đạt một ý tưởng nhỏ thay vì dồn hết vào một câu. Nhưng vẫn phải đảm bảo chúng logic và liên kết với nhau.
– Tuy nhiên cũng không phải là trong cả bài đều là những câu đơn ngắn thì sẽ tốt. Bạn nên thay đổi những câu dài lê thê và xen kẻ bằng những câu dài-ngắn, đơn-ghép khác nhau để bài viết thêm cuốn hút.
– Tập cách giữ độ dài câu trung bình của bạn tối đa là 14 từ.
► Tìm hiểu thêm: Phần mềm quản lý Messenger hỗ trợ auto comment – inbox, lọc – ẩn bình luận tránh cướp khách, chia inbox cho nhân viên, remarketing,.. Và hàng ngàn tính năng khác nữa đang chờ chủ shop khám phá ngay.
Điểm yếu 6: Bài viết chứa quá nhiều phó từ
Cách nhận biết
Bạn có đang gặp phải tình trạng lạm dụng quá nhiều những cụm từ như “rất, thực tế, theo tôi, thực sự, chỉ”
Bạn hãy thử loại bỏ những từ vô nghĩa. Thay vào đó là tập trung vào những cụm từ mạnh mẽ, súc tích hơn để xem thông điệp có trở nên rõ ràng hơn hay không.
Cách khắc phục
– Đọc lại bài viết và sửa ngay những câu có chứa quá nhiều phó từ
– Tập trung vào từ có nghĩa trước, sau đó cố gắng viết lại từng câu sử dụng càng ít phó từ càng tốt.
Điểm yếu 7: Thiếu nhịp điệu trong câu văn
Cách nhận biết
Lại một lần nữa bạn cần đọc to bài viết lên. Để xem thử tốc độ mình đọc có lúc nhanh lúc chậm, lúc bị ngắt và lúc thấy gượng gượng hay không? Nếu cảm thấy nó gượng gạo và nghe không xuôi thì bạn đang mắc lỗi về nhịp điệu rồi.
Cách khắc phục
– Trộn lẫn câu ngắn dài, câu đơn – câu ghép với nhau
– Dùng thêm các từ có chức năng kết nối và chuyển đổi như “nhưng, ngược lại, ví dụ”. Cách này sẽ giúp người đọc dễ dàng chuyển và kết nối giữa câu này với câu kia.
Kinh doanh là hình thức khởi nghiệp mà nhiều người hướng đến hiện nay. Tuy nhiên để thành công thì đòi hỏi bạn phải lựa chọn được sản phẩm phù hợp và có kế hoạch cụ thể. Vậy đâu là…
Kinh doanh online trên Facebook đang là xu hướng mang lại nguồn lợi nhuận khủng. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng có thể dễ dàng tiếp thị và phân phối trên nền tảng này. Do đó, bạn nên…
Với những thuật toán thay đổi khó lường đến từ Facebook, nhiều nhà kinh doanh đã không ít lần "tá hoả" về tình trạng bóp tương tác. Vậy bóp tương tác là gì? Nó có ảnh hưởng ra sao tới…
Có nên mua like fanpage? Bạn mới kinh doanh trên Facebook, bạn muốn tăng lượt theo dõi cho fanpage của mình bằng cách mua like để cải thiện uy tín cũng như giúp nhiều người biết đến trang hơn. Thế…
Mới đây, Facebook bất ngờ ra mắt ứng dụng Messenger nhí trên App Store, hướng tới đối tượng người dùng là trẻ em dưới 13 tuổi. Để hiểu rõ hơn về tính năng hoàn toàn mới này, chúng ta sẽ…
Kinh doanh online lên ngôi, hình thức ship cod ngày càng trở nên phổ biến mang lại nhiều tiện ích cho cả người mua và người bán. Tuy nhiên, điều này lại ẩn chứa không ít rủi ro cho nhà…
Trong quá trình chạy các chiến dịch Facebook Ads, đa phần chúng ta đều gặp phải tình trạng fanpage bị hạn chế quảng cáo, cho dù là newbie hay người nhiều năm kinh nghiệm. Vậy nguyên nhân của sự cố…