Checklist là gì? Kế hoạch marketing hiệu quả cho thương hiệu mới
Checklist là gì? Checklist hay xây dựng kế hoạch cho chiến dịch marketing là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong kinh doanh. Để hiểu hơn về hoạt động này và cách tạo nên một kế hoạch marketing hiệu quả cho thương hiệu mới, chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây.
Checklist là gì?
Checklist là danh sách những công việc cụ thể cần được thực hiện để đạt được mục tiêu đã đề ra, nhằm đảm bảo không bỏ sót bất cứ khâu nào trong quy trình. Càng ngày các doanh nghiệp càng coi trọng việc sử dụng checklist. Bởi nó giúp nhà quản trị theo dõi công việc sát sao, chuyên nghiệp hơn, tối ưu thời gian, nguồn lực và đặc biệt là nâng cao hiệu quả đạt được.
Không phải ngẫu nhiên mà checklist trở nên phổ biến trong các doanh nghiệp. Những lợi ích nổi bật mà nó mang đến như:
• Đối với nhà quản trị: Hỗ trợ đánh giá tổng thể và chi tiết công việc của từng bộ phận dựa vào các kế hoạch hàng ngày được xây dựng từ trước. Giúp phát hiện các lỗi sai, thiếu sót để có biện pháp khắc phục, chỉnh sửa kịp thời. Cung cấp cơ sở dữ liệu để đánh giá năng lực của từng bộ phận, từng cá nhân. Ngoài ra còn tiết kiệm thời gian quản lý để dành cho các nhiệm vụ quan trọng hơn.
• Đối với nhân viên: Hỗ trợ quá trình giải quyết công việc được diễn ra trôi chảy, tránh bỏ sót đầu việc. Checklist giống như KPIs giúp họ biết mình cần hoàn thành những gì, trong thời gian bao lâu. Tạo ra phong cách làm việc dứt khoát, chuyên nghiệp và có trách nhiệm.
Tìm hiểu thêm: Phần mềm quản lý bán hàng online miễn phí tốt nhất 2021
Cách checklist cho chiến dịch marketing thương hiệu mới
Để xây dựng checklist cho một chiến dịch marketing thương hiệu mới, bạn có thể tham khảo quy trình sau đây:
Xây dựng chiến dịch marketing tổng thể
Khi xây dựng một chiến dịch marketing tổng thể, chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến các yếu tố:
• Thực trạng, xu hướng và tiềm năng phát triển của ngành hàng trên thị trường
• Nghiên cứu hành vi, sở thích và các yếu tố liên quan tới người tiêu dùng, xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu
• Phân tích giá trị cốt lõi của sản phẩm, dịch vụ
• Nghiên cứu thị trường mục tiêu, cơ cấu dung lượng thị phần tại các thị trường cụ thể
• Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh (chỉ số giá, kênh phân phối, phương thức tiếp thị, định hướng phát triển,…)
• Xây dựng chuẩn mực thương hiệu, slogan, chiến lược thương hiệu
• phân tích SWOT
Xây dựng kênh tiếp thị, bộ nhận diện thương hiệu, hệ thống POSM tại kênh phân phối
Một checklist hiệu quả là khi nó khai thác được tối đa nguồn tài nguyên của doanh nghiệp để phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh. Trong đó không thể bỏ qua việc tối ưu các kênh tiếp thị như website, Facebook,… Mở đường cho việc triển khai Digital Marketing. Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần phải xây dựng và hoàn thiện các công cụ nhận diện thương hiệu, POSM. Nghiên cứu và hoàn chỉnh bộ nhận diện thương hiệu qua các kênh phân phối. Chú trọng tới việc thiết kế hình ảnh, thông tin sản phẩm trên bao bì của từng SKU.
Tìm hiểu thêm: Phần mềm quản lý bán hàng là gì? Tại sao nên sử dụng phần mềm này trong kinh doanh?
Phân bổ nguồn nhân lực
Nhà quản trị cần phân bổ nguồn nhân lực sao cho phù hợp, để từng cá nhân, phòng ban có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Chẳng hạn như: bộ phận marketing đảm nhận các hạng mục PR của thương hiệu, bộ phận nghiên cứu thị trường kiêm nhiệm trade marketing, Digital Marketing triển khai các kế hoạch online Marketing và quản trị Website, Facebook, thiết kế công cụ POSM cũng như giao diện Web,… Tùy vào quy mô, yêu cầu của chiến dịch, nguồn lực của từng doanh nghiệp mà đưa ra cách sắp xếp, phân chia phù hợp.
Chuẩn bị các phương tiện marketing
Sau khi đã có kế hoạch cụ thể, bạn cần đảm bảo đủ các phương tiện cho một chiến dịch marketing hoàn hảo. Hãy bắt đầu từ việc rà soát toàn bộ phương tiện online, đánh giá độ hiệu quả của từng kênh. Triển khai các tool tracking Google Analytics và google trend phục vụ cho điều tra xu hướng tiêu dùng. Kết hợp với việc nghiên cứu xu hướng duyệt web, xây dựng danh sách các kênh phù hợp,…
Tung sản phẩm ra thị trường
Sau khi hoàn thiện kế hoạch tiếp thị, bạn cần có những chính sách cụ thể cho việc phân phối, giá bán trên kênh OTC – ETC. Hoàn thiện và chuẩn hóa bao bì đối với từng SKU. Đặc biệt là tập trung phát triển tối đa kênh OTC – ETC tại các thị trường mục tiêu đã xác định từ trước.
Chuẩn bị công cụ cho truyền thông và quảng cáo
Để có thể tung ra một chiến dịch quảng cáo hoàn hảo nhất, bạn cần hoàn thiện ý tưởng, hình ảnh, câu chuyện và hình tượng thương hiệu, thông điệp,… trên các công cụ như POSM, Print ad, truyền hình… Tiếp đến là sản xuất TVC nhằm chuẩn bị cho các chiến dịch truyền thông tập trung. Lưu ý, TVC phải đáp ứng đủ các tiêu chí Smile ( simple – memorible- interesting- link- entertainment).
Tìm hiểu thêm: Ưu nhược điểm của các phần mềm bán hàng tốt nhất hiện nay
Truyền thông quảng cáo
Bước cuối cùng chính là truyền thông quảng cáo. Tại bước này, bạn cần đặc biệt chú ý tới các yếu tố:
• Đẩy mạnh truyền thông trên các kênh quảng cáo của doanh nghiệp. Chú trọng xây dựng và phát triển trên các mảng social media
• Thực hiện các chương trình khuyến mại, ưu đãi để khuyến khích người dùng dùng thử sản phẩm
• Phát triển nguồn khách hàng, gia tăng độ nhận biết và tương tác với thương hiệu thông qua các chương trình hội thảo chuyên ngành
• Đo lường, phân tích và đánh giá hiệu quả đạt được (nếu có)
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi checklist là gì và cách thức xây dựng checklist cho một chiến dịch marketing thương hiệu mới. Chúc các bạn thành công.