Chiến lược định giá sản phẩm “bậc thầy” để luôn thu được lợi nhuận tốt nhất

25/04/2022 1940

Định giá sản phẩm – nó không chỉ dừng lại ở mức một bài toán, mà còn là một môn nghệ thuật đòi hỏi sự nhạy cảm với thị trường và một tư duy kinh doanh rộng mở. Bài viết này sẽ giới thiệu những chiến lược định giá sản phẩm bán lẻ, bán sỉ, định giá sản phẩm mới được áp dụng từ thành công của các thương hiệu lớn trên toàn quốc.

Tầm quan trọng của một chiến lược định giá sản phẩm đúng đắn

Tại sao giá một chiếc Iphone 12 mới ra mắt lại có giá ngất ngưởng. Trong khi càng về sau thì giá lại càng giảm? Tại sao một chiếc máy tính cấu hình tương tự nhau, nhưng mỗi hãng lại một giá. Đó chính là do chiến lược định giá sản phẩm của từng thương hiệu trong từng giai đoạn, từng loại mặt hàng.

Nếu bạn định giá sản phẩm tốt vừa đảm bảo thu được lợi nhuận cao vừa không khiến cho khách hàng của bạn “chạy mất dép”. Họ sẽ cảm thấy hài lòng với đồng tiền họ bỏ ra xứng đáng với công năng, giá trị sản phẩm. Giá sẽ bù đắp hết chi phí liên quan tới sản xuất, nhân sự, marketing, phân phối, bán hàng,.. Ngoài ra phải đảm bảo sự cạnh tranh với đối thủ. Đảm bảo sức hút của sản phẩm đối với khách hàng. Duy trì mức giá ổn định trước những biến động của thị trường. Đồng thời nó còn quyết định đến các kế hoạch marketing của doanh nghiệp.

Định giá sản phẩm tốt sẽ tạo ra doanh thu trực tiếp
Định giá sản phẩm tốt sẽ tạo ra doanh thu trực tiếp

Còn nếu bạn định giá quá thấp, bạn có thể bán được rất nhiều nhưng sẽ có cảm giác hụt hẫng khi tính toán lãi lỗ vào cuối tháng. Còn nếu bạn định giá sản phẩm quá cao, có thể nâng tầm thương hiệu và tạo ra hình ảnh hào nhoáng cho sản phẩm. Nếu thuận lợi bạn sẽ bán được ít hơn nhưng doanh thu cao hơn. Nhưng nếu không thuận lợi, đây sẽ là nguyên nhân khiến cửa hàng phá sản nhanh chóng.

3 chiến lược định giá sản phẩm sỉ và lẻ cho cửa hàng

Cách xác định giá vốn hàng bán

Giá vốn hay còn gọi là giá gốc là tổng chi phí sản xuất/nhập sản phẩm và chi phí bổ sung nào cần thiết (phí nhân công, vận chuyển, xử lý, marketing..) để hàng hóa bán ra cho khách. Giá vốn chính là căn cứ để nhà kinh doanh lên kế hoạch nhập hàng (nhập số lượng bao nhiêu, nhập từ NCC nào có lãi nhất). Và tính toán trong báo cáo doanh thu, lỗ lãi.

Lâu nay, giá vốn hàng bán được tính theo giá của nhà cung cấp đưa cho chủ cửa hàng. Tuy nhiên dưới sự biến động của thị trường hiện nay thì mỗi giai đoạn nhập hàng, NCC sẽ điều chỉnh giá lên xuống. Điều này khiến cho chủ kinh doanh gặp khó khăn trong tính toán giá bán. Đặc biệt với những cửa hàng quản lý cùng lúc hàng trăm mặt hàng khác nhau như tạp hóa, siêu thị, shop quần áo thì công việc lại càng phức tạp.

Vai trò của giá vốn hàng bán
Vai trò của giá vốn hàng bán

Có một cách tối ưu thao tác tính giá vốn hàng bán đó là sử dụng phần mềm quản lý bán hàng Abit. Sau khi nhập giá vốn lần đầu lên phần mềm, từ lần thứ 2 trở đi bạn chỉ cần điền thông tin vào phiếu nhập mua. Hệ thống Abit sẽ tự động tính giá vốn theo trung bình số lần nhập. Sau đó điền số liệu vào bảng báo cáo tồn kho và doanh thu theo thời gian thực.

Công thức tính giá vốn hàng bán được cụ thể như sau:Cong thuc gia von TB

Cách tính này rất hiệu quả khi định giá sản phẩm mới mà không tốn nhiều thời gian. Lại rất hiệu quả cho các chủ quản lý khi đưa ra các chiến lược phát triển kịp thời, nhanh chóng để không bỏ lỡ thời cơ kinh doanh.

Lấy một ví dụ minh họa như bảng:

Hành động Giá vốn Giá nhập (từ NCC) Giá vốn Tồn kho
Nhập hàng lần 1 10 20.000 20.000 10
Bán đợt 1 5 20.000 5
Nhập hàng lần 2 10 23.000 22.000 15

⇒ Theo công thức trên, sau 2 lần nhập sản phẩm ta đã có giá vốn: (5*20.000) + (10*23.000) / (5+10) = 22.000đ

Xác định giá vốn hàng bán
Xác định giá vốn hàng bán

Nguyên tắc định giá sản phẩm bán lẻ (giá niêm yết)

Bạn cần xác định mức lợi nhuận mong muốn để điều chỉnh giá bán lẻ hợp lý. Tùy vào từng mô hình ngành hàng và ý đồ của từng chủ kinh doanh mà ăn ít lãi hay nhiều lãi. Với những thương hiệu lớn, lợi nhuận sẽ đạt mức từ 30-50%. 

Sau khi xác định được lợi nhuận mong muốn thì bạn sẽ tính ra được giá bán lẻ như sau:

Giá bán lẻ = [Giá gốc/giá vốn + (Giá gốc x % lợi nhuận mong muốn)] 

Một ví dụ minh họa:

Một cái áo có giá gốc là 50.000 VND, bạn muốn thu lợi nhuận 100%, vậy thì bạn sẽ có giá bán là: [50.000 + (50.000 X 100%)] = 100.000 VND

Nếu bạn muốn thu lợi nhuận 50%, vậy sẽ có giá bán là :[50.000 + (50.000 X 50%)] = 75.000 VND.

Định giá sản phẩm bán lẻ
Định giá sản phẩm bán lẻ

Định giá sản phẩm bán sỉ, bán cho đại lý

Nếu đã xác định rõ ràng giá bán lẻ thì giá bán sỉ cũng không quá khó khăn. Vấn đề khi đặt giá sỉ là làm sao để không ảnh hưởng lợi nhuận giữa giá bán sỉ và bán lẻ. Tránh các xung đột lợi ích với các đối tác bán sỉ khác đang lấy hàng của bạn về bán.

Đừng quên một nguyên tắc là hàng lấy càng nhiều thì giá càng phải rẻ. Và nếu vừa bán sỉ, vừa bán lẻ mà vẫn đảm bảo lợi nhuận ổn định như mong muốn thì cần phải đẩy giá bán lẻ lên. Có thể chia ra các mốc bán sỉ theo % lợi nhuận như:

  • Sản phẩm giá vốn: 50.000, lợi nhuận mong muốn là 80% => giá lẻ:  [50.000 + (50.000 X 80%)] = 90.000/cái
  • Mua 1- 10 cái: lợi nhuận 70% => giá sỉ : [50.000 + (50.000 X 70%)] = 85.000/cái
  • Từ 11-30 cái: lợi nhuận 60% => giả sỉ: [50.000 + (50.000 X 60%)] = 80.000/cái

Cứ như vậy cho đến khi bạn đạt được số lượng hàng cần thiết cho các đầu mối sỉ. Tuy bán sỉ giá thấp hơn nhưng hàng được đẩy đi nhanh, số lượng lại nhiều. Doanh thu gom về sẽ nhân lên lớn, mà tốn ít chi phí lưu kho, hàng tồn, ứ đọng vốn.

Xác định giá bán buôn cho các mặt hàng
Xác định giá bán buôn cho các mặt hàng

Tạm kết

Bởi mỗi thương hiệu, mỗi sản phẩm lại được định vị bởi một chiến lược định giá sản phẩm hoàn toàn riêng biệt. Đây chính là con át chủ bài, quyết định doanh thu nở hoa hay bế tắc. Là kim chỉ nam cho sinh mệnh của cả một cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh.

Đừng quên bạn vẫn có Abit là trợ lý ảo đa năng hỗ trợ trong hành trình quản lý. Ngoài những tính năng tính giá tự động, Abit làm rất tốt vai trò tăng tương tác Fanpage tự động, kiểm soát nhân viên từ xa, báo cáo lãi lỗ, quản lý vận đơn,.. Cập nhật ngay toàn bộ tính năng của Abit trong bản dùng thử MIỄN PHÍ bằng cách BẤM VÀO ĐÂY.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

phan-tich-doi-thu-canh-tranh-3

Phương pháp phân tích đối thủ cạnh tranh giúp bạn đi trước đối thủ

23/03/2021 7026

Cạnh tranh là áp lực nhưng đồng thời cũng là động lực giúp các doanh nghiệp ngày một phát triển. Cạnh tranh ngày nay không còn trong phạm vi truyền thống mà còn có cạnh tranh online. Vậy làm sao…

banner sidebar right
Los AngelesChủ đề hot