Y tưởng làm giàu từ kinh doanh bánh mì vốn ít, thu lời lãi cao
Nhiều người nghĩ kinh doanh cần phải có số vốn thật lớn, mở cửa hàng thật hoành tráng mới gọi là kinh doanh. Thực tế đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm khi chỉ cần 1 – 2 triệu đồng đã đủ để nuôi sóng cả gia đình bằng nghề kinh doanh bánh mì. Ở Việt Nam tìm một cửa hàng bán bánh mì cực kì dễ, hầu như nơi nào cũng có. Nhưng không phải nơi nào cũng tạo ra lãi cao và thương hiệu nổi tiếng cho riêng mình.
Có nên đầu tư vào kinh doanh bánh mì không?
Ngoài những bữa cơm quen thuộc thì bánh mì chính là món ăn cực kì thân quen với người dân Việt Nam. Chắc chắc không ai trong chúng ta chưa từng ăn thử qua bánh mì. Món này phù hợp ăn vào mọi thời điểm trong ngày từ sáng đến tối. Đặc biệt không bị ảnh hưởng bởi thời tiết bên ngoài nhiều (như kem hay các loại đồ nướng chỉ bán chạy vào 1 mùa). Vì thế, nếu mở tiệm kinh doanh bánh mì thì không lo hết khách hay thị trưởng nhỏ.
Kinh doanh bánh mì thêm ưu điểm là giá thành rẻ, đầu tư vốn ít, dễ bán cho mọi tầng lớp người dân. Vì thế nên thu lời cũng nhanh để xoay vòng vốn tái đầu tư. Bánh mì với kích thước nhỏ gọn nên dễ dàng bán mang đi (take-away), bán kèm với các loại đồ uống. Nếu tận dụng được hình thức giao hàng online thì vô cùng tiện lợi. Các nguyên liệu vừa đa dạng, vừa dễ tìm, rất phổ biến trong đời sống như thịt gà, thịt lợn, rau sống, ruốc, xúc xích, trứng,… Khách vừa dễ lựa chọn mà chủ quan cũng dễ làm và thay đổi để thu hút khách.
Việc dự trù nguồn vốn cho thời kì đầu mở hàng cũng không cần phải quá dài. Trung bình cần từ 2-3 tháng đã có thể hòa vốn và sinh lời được rồi. Vốn bỏ ra ngày nào có thể thu lại được ngày đó luôn (nếu tính toán tốt). Và bạn sẽ lấy tiền lời hôm nay sẽ lấy làm vốn cho ngày mai luôn.
Lựa chọn thị trường ngách trong chiến lược kinh doanh bánh mì
Bánh mì cũng có nhiều thị trường ngách để nhà đầu tư suy nghĩ. Tùy thuộc vào số vốn đầu tư, khảo sát nhu cầu thị trường tại địa phương và sở trường của bạn để tìm ra hướng đi phù hợp nhất. Hiện nay có một số mô hình kinh doanh như sau:
– Chia theo quy mô cửa hàng:
+ Kinh doanh bánh mì nhỏ : một chiếc xe đẩy, một cái tủ nhôm và bàn nhựa, hoặc mở hàng bán tại nhà. Với chi phí ít thì bạn chỉ nên mở những quầy bán vỉa hè hoặc tại nhà với quy mô nhỏ. Cách này giúp tiết kiệm chi phí nhưng không hề giảm lợi nhuận.
+ Kinh doanh chuối cửa hàng: Bánh mì Pewpew, bánh mì Minh Nhật, bánh mì Hội An là một ví dụ. Các thương hiệu này có chuỗi cửa hàng nằm ở nhiều địa điểm, nhiều tỉnh thành khác nhau. Cách làm này đòi hỏi vốn phải nhiều, đầu tư mạnh tay và trên hết là kinh nghiệm làm bánh tốt thì mới dám mở.
– Chia theo sản phẩm kinh doanh:
Bánh mì Việt Nam cực kì đa dạng và biến tấu liên tục trong nhiều năm qua. Bạn có thể chọn kinh doanh theo hướng truyền thống với các sản phẩm như bánh mì thịt, bánh mì ruốc, bánh mì trứng,.. Hoặc nghiên cứu vào các loại bánh mì mới lạ như kinh doanh bánh mì chảo. Bán online có thể nghĩ đến kinh doanh bánh mì que – một đặc sản cực kỳ nổi tiếng của Hải Phòng. Các loại bánh ngoại nhập cũng đang dần được phổ biến trong đời sống như kebab, hamburger,…
Kinh doanh bánh mì cần bao nhiêu vốn?
Như đã nói ở trên, tùy theo số vốn mà bạn chuẩn bị để tính toán quy mô mở cửa hàng. Với tiệm nhỏ thì có thể dùng vốn cá nhân, còn mở tiệm lớn hoặc chuỗi thì phải huy động đối tác kinh doanh hoặc vay mượn từ người quen,…
Bán hàng trên xe đẩy/quầy
Lợi nhuận từ hình thức này tưởng nhỏ nhưng không hề nhỏ nếu bạn biết làm đúng cách. Bởi vì đặc điểm của bánh mì là tiện lợi, dễ mang đi nên yêu cầu về chỗ ngồi trong quán ít. Tiết kiệm được chi phí đầu tư cho bàn ghế, thuê cửa hàng hay trang trí không gian.
Với số vốn đầu tư ít (thấp nhất từ 1-2 triệu đồng) trong tay bạn đã có thể thu về lợi nhuận gấp 2, gấp 3 lần. Nếu kiên trì đi theo con đường này, chẳng mấy chốc khi đã có 1 lượng khách hàng tiềm năng trong tay. Bạn thoải mái mở cửa hàng rộng rãi hoặc chuỗi cửa hàng cũng rất ổn.
Các chi phí cơ bản cho quầy bánh mì nhỏ:
– Xe đẩy hoặc tủ nhôm, bàn đựng đồ: 1 tủ nhôm nhỏ giao động từ 700 ngàn đến 1 triệu đồng. Tủ nhôm to từ 3-4 triệu đồng cho 2,3 ngăn ro rộng. Còn một xe đẩy bán bánh mì có giá ~ 5 triệu đồng tùy loại.
– Bàn ghế nhựa: dù có bán chủ yếu cho khách mang đi nhưng bạn vẫn nên đầu tư ít bàn ghế nhỏ để phòng khi khách có nhu cầu ăn tại chỗ. Tuy nhiên với diện tích vỉa hè eo hẹp không thể kê bàn. Chỉ nên chuẩn bị vài cái ghế nhựa nhỏ gọn vừa làm ghế, vừa làm bàn cũng ổn. Trung bình 1 ghế giá từ 30 ngàn đến 50 ngàn đồng.
– Các loại bếp ga, bếp nướng, chảo: Cái này phải tùy vào hình thức bánh mì mà bạn đang kinh doanh. Nếu kinh doanh bánh mì chả cá, bánh mì trứng ốp la thì bạn cần mua thêm đồ vật này. Còn nếu bán bánh mì thịt, ruốc, xúc xích thì chỉ cần 1 lò nướng để làm nóng. Trong trường hợp kinh doanh bánh mì kebab thì ở xe đẩy sẽ có sẵn lò quay thịt. Bạn chỉ cần cắt từ đó ra và không cần có bếp ga nữa.
– Tiền mua nguyên liệu: Bánh mì, thịt, rau, nước sốt, gia vị, túi ni-long hoặc túi giấy, giấy ăn, tăm,.. Để có giá thành rẻ bạn có thể đạt hàng trực tiếp với các cơ sở sản xuất hoặc nhà phân phối trên địa bàn. Nếu bạn lấy số lượng lớn họ sẽ có chiết khấu tốt.
Mở một cửa hàng bán bánh mì
Để mở một cửa hàng bánh mì thì chắc chắn nguồn vốn phải dày và chi tiêu mạnh hơn so với bán ở xe đẩy. Trong đó áp lực về các khoản tiền chi phí cho kinh doanh gấp nhiều lần:
– Tiền thuê mặt bằng: Nếu tận dụng được mặt bằng tại nhà thì quá tốt, vì nó tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Một mặt bằng mở quán bán đồ ăn cần đặt ở nơi có đông người qua lại trong ngày. Vậy thì thường sẽ là trung tâm thành phố, quận huyện, mặt đường quốc lộ hoặc tại ngã 3 ngã 4,… Giá thuê cũng phải tới 10 đến 30 triệu đồng. Chưa tính thêm tiền điện nước, tiền mạng wifi trong quá trình vận hành quán.
– Chi phí trang trí, tu sửa lại quán: Để khách có không gian thoải mái ngồi ăn và thưởng thức thêm các món đồ uống chẳng hạn. Bạn cần trang trí bằng tone màu sáng, tạo cảm giác sạch sẽ, thoải mái. Đã mở quán thì không thể bình dân như bán ngoài vỉa hè lòng đường. Đặc biệt nên đầu tư thêm vào máy tính tiền hoặc Phần mềm hỗ trợ bán hàng online miễn phí tạo ra ấn tượng chuyên nghiệp.
– Chi phí thuê nhân viên: trung bình 1 cửa hàng nên có ít nhất 2 nhân viên đê thay nhau làm việc và chia ca. Lương 1 người hiện nay dao động từ 3-4 triệu cho làm part – time và 5-7 triệu/người làm full-time.
– Chi phí nguyên vật liệu: khi bán trong cửa hàng chắc chắn giá thành sẽ cao hơn bán dạo. Vì thế để khách hàng cảm thấy đồng tiền họ bỏ ra là xứng đáng. Bạn cần đầu tư vào phần nguyên liệu kĩ lưỡng hơn, chọn hàng tốt hơn, đắt tiền hơn.
Theo trung bình cứ 1 triệu tiền vốn sẽ thu về được từ 2-5 triệu đồng. Tuy nhiên chủ shop sẽ phải gánh rất nhiều chi phí khác phát sinh. Đây được xem là nước đi táo bạo vì nếu thành công thì mang lại lợi ích cực lớn. Tuy nhiên nếu thất bại thì hậu quả cũng rất nặng nề.
Bài toán kinh doanh bánh mì cần có chiến lược cụ thể và tính toán từng bước mới thành công chứ không thể quyết định theo bản năng được. Vì thế mời bạn đón đọc phần 2: Cách kinh doanh bánh mì hiệu quả – những bí kíp từ thực tế để phát triển ý tưởng thành sự thật nhé. Chúc bạn thành công.