Google Search Console là gì? Có nên kết nối với Website không?
Nếu là người đang quản trị website, bạn chắc chắn phải biết “Google Search Console là gì”. Còn nếu là người làm SEO thì càng không thể không biết đến công cụ này. Hãy cùng tìm hiểu những khái niệm và công dụng chi tiết của Google Search Console qua bài viết sau.
Google Search Console là gì?
Google search console (còn gọi là Google Console) ngày nay còn được biết đến với cái tên Google Webmaster Tool.
Đây là một dịch vụ quản lý website miễn phí từ nhà cung cấp Google giúp người dùng theo dõi, duy trì và khắc phục các sự cố của trang web khi hiện diện trên trang kết quả tìm kiếm. Nói nôm na, nó giống như một “thư ký” báo cáo về tình trang website. Tối ưu SEO on page và off-page đã tốt hay chưa. Từ đó giúp bạn hiểu và cải thiện website thân thiện với các thuật toán của Google. Tăng khả năng leo top bảng xếp hạng website và kéo traffic tự nhiên về cho trang.
Khi cài đặt google search console, bạn sẽ biết được các chỉ số quan trọng để chấm điểm SEO cho website. Cũng như tự lý giải được vì sao thứ hạng của web lại thấp hoặc tụt trên bảng xếp hạng – nguyên nhân gián tiếp gây giảm lượt truy cập và rớt doanh thu cho các đơn vị kinh doanh online.
Các tính năng của Google Search Console là gì?
Search Console của Google sẽ cung cấp dữ liệu và thông báo tới cho người dùng về :
- – Theo dõi tình trạng hoạt động của website, tỷ lệ click (Click through rate), tỷ lệ xuất hiện (Impression)
- – Xác nhận rằng Google có thể tìm và thu thập dữ liệu trang web của bạn (Tỷ lệ Index bài trên trang)
- – Lập chỉ mục và khắc phục lỗi do lập chỉ mục để khai báo nội dung mới cần cập nhật với Google.
- – Xem trạng thái hoạt động theo từ khóa: cụm từ tìm kiếm nào đưa website của bạn hiển thị tốt, tần suất người tìm kiếm cụm từ đó, cải thiện từ khóa xếp hạng thấp nhất,..
- – Nhận thông báo khi chỉ mục lỗi, nội dung trùng lặp (spam) làm web bị đánh giá xấu
- – Theo dõi link nội bộ, hiển thị backlink trỏ về website của bạn.
- – Theo dõi và khắc phục vấn đề truy cập từ các thiết bị di động (AMP, Mobile,…)
- – Đăng ký Google Search Console Sitemap XML
- – Kiểm tra và cảnh báo website chứa phần mềm độc hại, mã độc, viruss,..
- – Bảo mật tốt, an toàn, tiết kiệm chi phí cho người dùng.
Những ai nên sử dụng Google Search Console
Những công cụ google search console tool đều hữu ích cho tất cả mọi người. Từ chủ doanh nghiệp, chuyên gia làm Marketing cho đến người mới bắt đầu đều có thể sử dụng công cụ này.
Với chủ doanh nghiệp: tìm hiểu cách dùng công cụ này giúp bạn theo dõi hiệu suất trang web bán hàng. Đồng thời biết cách khắc phục lỗi trang web nhanh nhất khi gặp sự cố ngoài ý muốn. Cung cấp những thông tin quan trọng nhất cho người quản trị website. Nhằm tiến hành tối ưu và duy trì sự ổn định của hệ thống.
Với người tiếp thị hoặc chuyên gia : theo dõi website hiệu quả hơn, tối ưu được lượng tài nguyên có sẵn. Định lượng được số người truy cập vào trang của bạn theo từng thời điểm. Đưa ra các quyết định quan trọng về chiến lược tiếp thị online để đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, nó là thành phần không thể thiếu trong các báo cáo của Google như Analytics, Google Trend và AdWords.
Với quản trị viên website: công cụ cho phép trang web được vận hành theo đúng cách để đạt được mục tiêu. Ngoài ra, bạn sẽ tiến hành kiểm tra lỗi và cách khắc phục hiệu quả để không cản trở quá trình tiếp nhận thông tin của khách hàng.
Với bộ phận phát triển website: các lỗi dữ liệu cấu trúc, thẻ đánh dấu, mã thực tế được fix nhanh chóng.
4 chỉ số quan trọng của Google Search Console là gì?
Qua những phân tích trên, bạn cũng sẽ nhận ra tầm quan trọng của công cụ Google Search là gì. Tuy nhiên, công cụ này đang sở hữu hàng trăm tính năng đặc biệt khác nhau. Nếu là người mới bắt đầu, bạn nên chú ý vào 4 chỉ số cực kỳ quan trọng sau đây:
Số lượt nhấp chuột
Sau khi xác minh google search console cho website, bạn sẽ nhận thấy chỉ số này ngay ở giao diện chính. Đây chính là số lượt nhấp vào đường link hiển thị trang web của bạn khi họ tìm kiếm thông tin trên Google. Kết quả này sẽ được ghi lại theo thời gian thực để quản trị web theo dõi.
Số lần hiển thị trên bảng kết quả
Sau khi người dùng gõ từ khóa tìm kiếm, link website của bạn có thể nằm ở trang 1, trang 2 hoặc nhiều hơn thế nữa. Hoặc 1 web có thể có 2 link ở cả trang 1 và 2. Tuy nhiên khi người dùng xem ở trang nào thì sẽ tính số lần hiển thị là trang đó. Ví dụ nhấp vào link ở trang kết quả đầu tiên thì tính là 1, nếu nhấp vào cả 2 link mới hiển thị là 2. Trường hợp 1 người nhấp nhiều lần trong 1 link thì vẫn chỉ tính là 1 lần hiển thị.
CTR (tỷ lệ nhấp chuột)
Vị trí (thứ hạng) website
Đây là kết quả phản ánh vị trí mà Google xếp hạng cho website của bạn. Tuy nhiên, 1 trang web sẽ có nhiều vị trí xếp hạng khác nhau. Điều này được lý giải là do người dùng đang sử dụng nhiều phương thức khác nhau để truy cập Web.
Tạm kết
Nếu chọn công cụ đồng hành cùng SEOer thì chắc chắn phải có Google Search Console (Google Webmaster Tool). Không phải ngẫu nhiên mà bài học về Google Search Console là gì trở thành bắt buộc cho những người mới bước chân vào lĩnh vực này. Nếu có vấn đề gì hãy comment xuống phía dưới để được giải đáp nhanh chóng. Chúc bạn thành công!