Bí quyết tạo nên sự uy tín của nhà lãnh đạo với nhân viên
Theo bạn cái tầm của một nhà lãnh đạo được đánh giá qua những yếu tố nào? Khả năng quản lý, kiến thức chuyên môn, bề dày kinh nghiệm, thành tích, hay độ giàu có? Chúng ta thường nhìn vào những bề nổi để soi xét nhưng lại quên đi một yếu tố vô cùng quan trọng đó chính là uy tín của nhà lãnh đạo.
Đặc điểm của nhà lãnh đạo uy tín là gì? Một vài yếu tố quan trọng được chia sẻ dưới đây sẽ trả lời cho bạn câu hỏi này.
Giữ lời hứa, tôn trọng sự thật
Đây là cách tốt nhất và ngắn nhất để bạn có thể xây dựng sự tín nhiệm với cấp dưới. Chắc chắn rằng, chẳng ai muốn cống hiến hay phục tùng một cách vô hạn sự chỉ đạo mang tính cưỡng chế. Khi họ đã nhận được quá nhiều lời hứa suông không có kết quả. Luôn phải làm việc trong tâm thế không biết rõ giá trị mình nhận được. Vậy không sớm thì muộn bạn cũng sẽ đánh mất đi những người cộng sự giỏi của mình. Thay vì hứa hẹn thật nhiều, hãy đặt ra mức giá trị trong khả năng. Có thể nó không thực sự hấp dẫn nhưng chắc chắn vẫn tốt hơn là đao to búa lớn nhưng chẳng làm được gì.
Trình độ chuyên môn
Nếu trong một tổ chức người lãnh đạo có năng lực chuyên môn yếu hơn cấp dưới của mình sẽ tạo nên sự khập khiễng. Bởi bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong khâu kiểm tra đánh giá những thứ vượt quá trình độ. Ngoài ra, việc giao nhiệm vụ phù hợp cũng không hề dễ dàng. Khi đó nhà lãnh đạo khó có thể thuyết phục, cảm hóa các thành viên trong tổ chức với khả năng có hạn của mình. Uy tín của họ khi này cũng bị giảm sút đáng kể.
Nhưng không vì thế mà bạn chọn cách tuyển dụng nhân viên yếu kém hơn mình. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả công việc. Cách tốt nhất là không ngừng trau dồi kiến thức và bồi dưỡng bản thân. Có thể bạn sẽ mất một thời gian không hề ngắn. Nhưng đổi lại có thể nâng cao khả năng của bản thân.
Một phần mềm bán hàng online sẽ giúp bạn quản lý chuyên nghiệp và hỗ trợ nâng cao trình độ chuyên môn, cũng như năng lực của bản thân hơn. Vì vậy hãy biết cách tận dụng những tính năng ưu việt của phần mềm để nâng cao hiệu quả làm việc.
Không từ bỏ
Bạn thậm chí sẽ chẳng quản lý nỗi ai nếu như không có quyết tâm, luôn mang tư tưởng thoái lui, đùn đẩy trách nhiệm. Yếu điểm lớn nhất của nhà lãnh đạo thất bại đó là sự sợ hãi. Họ luôn có suy nghĩ không làm được, không dám mạo hiểm cũng như ra quyết định. Muốn chèo chống một doanh nghiệp phải có can đảm, dám đương đầu với thử thách. Từ bỏ quá sớm sẽ khiến bạn đánh mất đi nhiều cơ hội phát triển bản thân và nhân viên của mình.
Công tâm trong đánh giá, khen thưởng, xử phạt
Sự công tâm của nhà lãnh đạo là những đánh giá chính xác với kết quả mà nhân viên của họ đã đạt được. Nhưng việc này chưa bao giờ được xem là dễ dàng. Bởi nếu chỉ dựa trên số liệu mà không suy xét đến các yếu tố tác động khác rất dễ gây ra những sai lầm. Thậm chí nó có thể làm nội bộ lục đục, cấp dưới ganh tị nhau, nhân viên không tin tưởng sếp. Chính vì vậy hãy đánh giá dựa trên sự thấu hiểu và kết quả thực tế. Luôn đưa ra lý do thích hợp cho những quyết định của mình. Nhằm chắc chắn rằng ai cũng phải phục.
Không cậy quyền dựa thế
Quyền lực và địa vị chính là đặc điểm dễ nhận ra nhất để phân biệt giữa cấp trên và nhân viên. Tuy nhiên, đôi khi quyền lực lại là con dao hai lưỡi chặt đứt mối quan hệ gắn kết và đạp đổ uy tín trong doanh nghiệp nếu không biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ. Thiết thực nhất khi nói ví dụ về uy tín của người lãnh đạo đó chính là ảnh hưởng từ tư tưởng phong kiến. Khiến không ít lãnh đạo vẫn mang phong cách điều hành gia trưởng và độc đoán. Điều này không những không thể hiện được quyền uy hay tiếng nói. Ngược lại còn khiến họ đánh mất hết sự tín nhiệm dành cho mình.
Uy tín của nhà lãnh đạo không phải chỉ cần xây dựng ngày một, ngày hai. Nó là cả một quá trình dài cố gắng và bồi đắp. Nhưng chỉ cần một hành động sai lầm cũng có thể cuốn trôi tất cả. Hãy làm việc thật tận tâm và chân thành, bạn sẽ luôn là người dẫn đầu được tín nhiệm bởi nhân viên của mình.
Tìm hiểu thêm: