Cách ứng phó khôn ngoan của người bán với phí thanh toán Shopee

25/04/2022 3070

Ngày 1/4/2019 các kênh truyền thông rộ tin Shopee thu phí bán hàng. Tin tức này đã làm cho cộng đồng người bán trên Shopee một phen “chao đảo”. Cuối cùng, sau ba tháng úp mở thì tới ngày 1/7/2019 “ông lớn” cũng đã chính thức thu phí với mỗi đơn hàng công. Vậy chủ shop phải “ứng phó” ra sao với phí thanh toán Shopee?

Chính sách mới của Shopee

Sau gần 3 năm xâm nhập vào thị trường Việt Nam, Shopee đã chính thức thu phí người bán. Trước đó, sàn TMĐT này miễn phí hầu hết các chi phí cho người bán, bao gồm cả phí đăng ký, duy trì gian hàng, phí hoa hồng và các khoản phí khác. Bên cạnh đó, người bán trên Shopee đa phần là các tiểu thương, kinh doanh tự phát hay theo quy mô nhỏ lẻ, không chuyên nghiệp. Do đó việc thu thêm phí đã tạo ra không ít ý kiến trái chiều.

Hiện tại, mức thu phí của Shopee cho mỗi đơn hàng giao thành công là 2% trên giá trị thanh toán, bao gồm tổng tiền hàng và phí vận chuyển bao gồm cả các khuyến mãi, giảm giá. Phí thanh toán trên giá trị đơn hàng thành công, trước khi tiền hàng được chuyển về ví Shopee của người bán. Theo đó, tùy vào phương thức thanh toán mà khách hàng lựa chọn, người bán phải chi trả mức phí tương ứng. Cụ thể như sau:

• Thanh toán COD và thẻ ATM nội địa: mức phí 2% trên giá trị đơn hàng.

• Thanh toán bằng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ: mức phí 2% trên giá trị đơn hàng.

• Thanh toán bằng ví điện tử Airpay: mức phí 0% trên giá trị đơn hàng.

Chính sách mới của Shopee
Chính sách mới của Shopee

Người bán ứng phó thế nào với phí thanh toán Shopee

Điều này vốn đã được dự báo trước khi TMĐT tại Việt Nam bước qua giai đoạn “trăng mật”. Dẫn chứng là hàng loạt các sàn bắt đầu thu phí người bán, mở rộng chính sách quảng cáo để bù đắp vào các khoản đầu tư trước đó. Vậy nên người bán buộc phải tìm các giải pháp để ứng phó với những thay đổi này. Phổ biến trong số đó phải kể đến hai hình thức:

Tăng giá bán sản phẩm

Hầu hết người bán đều có động thái tăng giá bán sản phẩm để bù vào khoản phí bị trừ. Trên thực tế chúng ta có thể thấy mức phí này hoàn toàn không đáng kể với các mặt hàng có giá trị thấp. Tuy nhiên, với phân khúc cao hơn như trang sức, đồ gia dụng, thiết bị điện tử, chăm sóc da, sức khỏe,… thì đây là một khoản phí khá lớn. Do đó, tăng giá bán được xem như biện pháp tức thời và đơn giản nhất ngay lúc này.

Nhưng người bán lại phải đối mặt với nguy cơ bị Shopee áp điểm phạt “Sao quả tạ” dùng để xác định shop yêu thích. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của gian hàng. Bên cạnh đó, điểm phạt còn tác động tiêu cực đến những ưu đãi dành cho người bán. Và bạn cũng không thể tự cập nhật giá bán mà cần được thông qua sự kiểm duyệt của Shopee. Điều này khiến chúng ta bị động hơn do phải chờ đợi thông báo từ đội ngũ Shopee. Trong khi đó, số lượng người bán đã vượt trên 800.000 shop và vẫn gia tăng mạnh mẽ.

Người bán ứng phó thế nào với phí thanh toán Shopee
Người bán ứng phó thế nào với phí thanh toán Shopee

Gỡ bỏ tính năng thanh toán bằng thẻ tín dụng/ghi nợ

Nhiều người bán lại chọn cách gỡ bỏ tính năng thanh toán bằng thẻ tín dụng/ghi nợ, với mục đích buộc khách hàng thanh toán qua Airpay để không mất 2% phí. Thế nhưng nó lại làm hạn chế lựa chọn cho khách hàng, kéo theo đó là giảm vị thế cạnh tranh so với đối thủ. Chưa kể đến đây là hành động đi ngược lại xu thế thanh toán trực tiếp của sàn.

Nguy hiểm hơn khi giải pháp này vô tình làm tăng tỉ lệ đơn hàng thanh toán COD. Trong khi đây là hình thức tiềm ẩn nhiều rủi ro về hàng hoàn, boom hàng, từ chối nhận hàng rất lớn. Trường hợp đơn phát sinh vấn đề thì người bán phải trực tiếp chi trả toàn bộ phí vận chuyển và chuyển hoàn.

Gỡ bỏ tính năng thanh toán bằng thẻ tín dụng/ghi nợ
Gỡ bỏ tính năng thanh toán bằng thẻ tín dụng/ghi nợ

Vậy người bán nên làm gì?

Trên thực tế, chúng ta vẫn nên tận dụng nguồn khách hàng tiềm năng có sẵn trên Shopee để tiếp thị và tăng trưởng doanh thu. Tuy nhiên không nên phụ thuộc quá nhiều vào nó. Bởi trong thời kỳ này, bất cứ sàn TMĐT nào cũng luôn tiềm ẩn những cạm bẫy khó có thể lường trước. Bạn cần chú trọng vào việc xây dựng thương hiệu thống nhất qua nhiều kênh khác nhau để hạn chế rủi ro về sau.

Ngoài ra, để quản lý hiệu quả quá trình kinh doanh trên Shopee, bạn nên tích hợp với phần mềm quản lý bán hàng Abit. Đây được xem là trợ thủ đắc lực cho hàng ngàn chủ shop với rất nhiều tính năng ưu việt. Từ quản lý gian hàng, đơn hàng, kho hàng, vận chuyển, báo cáo, cho đến chăm sóc khách hàng, kiểm soát nhân viên, nhà cung cấp,… Đặc biệt hơn nữa, Abit có khả năng đồng bộ với những nền tảng kinh doanh Hot nhất hiện nay như Facebook, sàn TMĐT, webiste,… Cho phép bạn thiết lập hệ thống thương hiệu đồng nhất, dễ dàng đối phó khi các kênh này có thay đổi hoặc biến động.

Phần mềm quản lý bán hàng Abit giúp kinh doanh trên Shopee hiệu quả
Phần mềm quản lý bán hàng Abit giúp kinh doanh trên Shopee hiệu quả

Hiện nay Abit đang cung cấp gói dùng thử hoàn toàn miễn phí. Để trải nghiệm toàn bộ tính năng của phần mềm, bạn hãy ĐĂNG KÝ NGAY.

Trên đây là thực trạng cùng giải pháp của người bán đối với phí thanh toán Shopee. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn nhìn nhận sâu sắc hơn về những đổi mới cũng như kinh doanh hiệu quả hơn trên sàn TMĐT hàng đầu hiện nay. Chúc các bạn thành công.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

Mở siêu thị mini có lãi không? 6 yếu tố sẽ quyết định điều này

6 yếu tố sẽ quyết định việc mở siêu thị mini có lãi hay không?

12/05/2020 1630

Mở siêu thị mini có lãi không? Đây chắc chắn là câu hỏi mà bất cứ ai có ý định tham gia vào thị trường kinh doanh bán lẻ đều đang thắc mắc. Tuy nhiên câu hỏi này thường không…

banner sidebar right
Los AngelesChủ đề hot