Liệu bạn có đang trở thành người “Sếp tệ” trong mắt nhân viên
Hai chữ “Sếp tệ” dường như đã trở thành cơn ác mộng đối với bất cứ nhân viên nào. Còn nếu bạn là một nhà lãnh đạo như thế, chắc chắn không sớm thì muộn cũng sẽ dần mất đi những người cộng sự tài năng và đầy kinh nghiệm của mình. Vậy, liệu bạn có đang đóng vai một người “Sếp tệ” trong mắt nhân viên không?
Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết của một người sếp tệ. Hãy theo dõi xem mình có đặc điểm nào trong danh sách không nhé.
Chiếm dụng thành tích của nhân viên
Nhân viên cực ghét sếp nhận hết thành tích của cả tập thể hay một cá nhân nào đó về mình. Đặc biệt là đối với những người lớn tuổi. Bởi thực tế, ai cũng mong muốn được công nhận khả năng, cố gắng và cả những nỗ lực của bản thân. Chính vì vậy khi thành tích bị người khác cướp mất, họ sẽ dần mất động lực để phấn đấu trong tương lai. Và dĩ nhiên, người sếp đó cũng sẽ mất dần uy tín và có cái nhìn phản cảm hơn từ nhân viên của mình.
Sếp tệ bắt nhân viên làm việc quá sức
Nếu cả team cùng nhau giải quyết công việc thì là chuyện không đáng nói. Nhưng nếu nhân viên đang bị vắt kiệt sức tại văn phòng, trong khi đó sếp lại đang thoải mái tận hưởng một kỳ nghỉ hay nhàn nhã thư giãn lại mới chính là vấn đề. Bởi nếu nhìn từ góc độ người lao động, họ cảm thấy bản thân đã phải làm quá nhiều trong khi lợi ích nhận lại hoàn toàn không xứng đáng.
Thậm chí, sếp còn chẳng thèm quan tâm đến chuyện khẩn cấp xảy ra với nhân viên. Ví dụ như có sự cố liên quan đến sức khỏe cũng không một lời hỏi thăm. Bởi sự an toàn của nhân viên hoàn toàn nằm ngoài danh sách cần quan tâm của người sếp tệ.
♦ Tiết kiệm thời gian, sức lực và cả chi phí nhân sự với ứng dụng phần mềm quản lý đơn hàng Abit
Không có khả năng lên kế hoạch
Là người lãnh đạo nhưng không có khả năng lên kế hoạch cũng chẳng bao giờ nỗ lực để đạt được mục tiêu đã đề ra. Lại càng không đo lường được những tình huống xấu có thể xảy đến. Điều này khiến nhân viên luôn phải ở trong thế bị động, không làm chủ được công việc. Thêm vào đó, khi người cầm đầu không có phương hướng cụ thể, thì những người phía sau lại càng mù mịt và vô phương hướng.
Không tin tưởng vào nhân viên
Lòng tin và sự ủy quyền từ sếp có thể khiến nhân viên thay đổi nhận thức. Khi bạn trao niềm tin cho cấp dưới, cũng đồng nghĩa với việc bạn đang tạo điều kiện cho họ hoàn thành nhiệm vụ. Tất nhiên, những ông chủ tồi thường bỏ qua điều này. Họ thích chỉ huy, kiểm soát và áp đặt người khác. Cho rằng nhân viên sẽ không đáng tin, dễ thất bại hoặc gây mâu thuẫn. Để thay đổi điều này, người làm sếp phải cho nhân viên thấy rằng họ vẫn ổn với những thất bại nho nhỏ.
Sếp tệ luôn tập trung vào điểm yếu của nhân viên thay vì tán dương điểm mạnh
Người sếp tệ là luôn chỉ trích những điểm sau, yếu kém của nhân viên. Luôn tìm ra những lỗi nhỏ nhặt để phê bình hay trách móc. Điều này dễ khiến nhân viên có ý định tìm cho mình một nơi làm việc dễ chịu hơn, một ông chủ tốt hơn. Nhân viên có quyền trông chờ ở sếp những lời chỉ bảo, hướng dẫn, học hỏi kinh nghiệm. Đây là một phần cơ bản trong công việc của nhà quản lý.
Tuyển dụng hoặc thăng chức cho sai người
Thiên vị luôn là chủ đề muôn thuở không chỉ riêng với giới văn phòng. Người lãnh đạo tồi sẽ chọn nhân sự theo các mối quan hệ, chọn những người mà họ thích. Không quan tâm tới trình độ, học vấn, kỹ năng hay kinh nghiệm. Họ không cần đến việc đánh giá chính xác xem vị trí đó đòi hỏi những gì và ai mới là người phù hợp cho vị trí đó.
Chúng ta vừa cùng nhau khám phá những đặc điểm của một người Sếp tệ. Hy vọng, nếu đang quản lý một doanh nghiệp, bạn sẽ không mắc phải bất cứ yếu tố nào ở trên. Chúc các bạn thành công.
Tìm hiểu thêm: