7 lưu ý quan trong khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Bạn dang muốn mở cửa hàng nhưng đang băn khoăn vì thủ tục đăng ký kinh doanh? Bạn lần đầu khởi nghiệp chưa biết chuẩn bị những gì? Làm thủ tục mở cửa hàng kinh doanh mất bao lâu? Hồ sơ nhiều lần phải sửa hoặc nộp lên lại bị trả về?.. Những thắc mắc trong thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể sẽ được bật mí ngay trong bài viết sau.
Đối tượng làm thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Theo điều 79 Nghị định 01/2021 NĐ-CP có nêu rõ: Các đối tượng được quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể là cá nhân,thành viên hộ gia đình là:
- Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Là người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền cho đứng tên trên giấy phép kinh doanh với tư cách là chủ hộ kinh doanh.
Mỗi một công dân chỉ được phép trở thành chủ 1 hộ kinh doanh duy nhất (Xét trên phạm vi cả nước). Trường hợp nếu người đi đăng ký đã là chủ hộ kinh doanh trước đó thì không được phép đăng ký nữa. Lúc này cần phải giải thể hộ kinh doanh cũ thì mới được đứng trên trên hộ mới.
Mẫu đăng ký kinh doanh hộ cá the
Khi nộp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh cho cửa hàng ở UBND cấp huyện, quận, ngoài các giấy tờ được quy định còn cần 1 Giấy đề nghị đăng ký giấy phép kinh doanh như hình:
Một số lưu ý về tên hộ kinh doanh khi điễn mẫu đơn để tránh rắc rối về thủ tục:
Tên hộ kinh doanh bao gồm 2 thành tố : HỘ KINH DOANH _ TÊN RIÊNG BẠN MUỐN ĐẶT.
- Trong đó tên riêng này không được bao gồm các từ “công ty”, “doanh nghiệp”, “tập đoàn” vì dễ gây hiểu nhầm.
- Tên riêng được viết bằng tổ hợp: các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, các chữ số, ký hiệu
- Không sử dụng những từ/ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Không được trùng với tên của những hộ kinh doanh khác trong phạm vi cấp huyện hoặc quận nơi đặt địa điểm kinh doanh.
- Đặc biệt không được sử dụng tiếng Anh để đặt tên. Nếu muốn sử dụng phải đảm bảo giữa các kí tự có đi kèm dấu chấm (.)
Ví dụ: Hộ kinh doanh APPLE thì không được chấp nhận. Nhưng nếu để thành Hộ kinh doanh A.P.P.L.E thì được.
Ngành nghề kinh doanh hộ cá thể
Chỉ được phép kinh doanh ngành nghề mà pháp luật không cấm Theo khoản 6 Luật đầu tư 2014. Nếu bạn điền vào mẫu đăng ký thuộc một trong các ngành nghề bị cấm thì sẽ không được cấp giấy phép kinh doanh.
Khi đăng ký thành lập cơ sở kinh doanh, mục ngành nghề trên tờ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh là nơi bạn ghi ngành nghề muốn kinh doanh tương ứng vào. Trường hợp muốn đăng ký online thì chọn mã ngành nghề phù hợp ở bảng chọn.
Hộ gia đình đăng ký kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện cần tra cứu danh mục trên Luật đầu tư 2017. Trong luật có ghi chi tiết 243 loại hình kinh doanh của ngành nghề đặc biệt này. Khi thành lập cơ sở kinh doanh thuộc danh mục này cần phải đáp ứng đủ các điều kiện và đảm bảo duy trì nó trong suốt quá trình hoạt động.
Muốn Tra cứu ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể => Truy cập vào : ĐÂY
Địa điểm đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Địa điểm kinh doanh chính mà mặt bằng, vị trí mà chủ hộ chọn để diễn ra mọi hoạt động kinh doanh. Một hộ kinh doanh có thể mở cửa hàng tại nhiều địa điểm (chuỗi cửa hàng). Tuy nhiên khi đăng ký kinh doanh với chính quyền bạn chỉ được chọn 1 địa điểm để đăng ký trụ sở kinh doanh. Đồng thời sau khi đăng ký kinh doanh thành công phải thông báo cho cơ quan chức năng biết vị trí của các địa điểm còn lại.
Trường hợp chủ hộ kinh doanh là chủ sở hữu địa điểm kinh doanh (chủ nhà). Lúc đi nộp hồ sơ xin giấy phép bạn cần có bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ). Còn nếu là nhà đi thuê mượn thì cần mang theo bản sao Hợp đồng thuê nhà. Đồng thời cần xác minh trước là nơi này đã cho ai thuê kinh doanh chưa? Nếu có thì đã giải thể kinh doanh chưa? Nhiều trường hợp cửa hàng không còn hoạt động nhưng trên giấy tờ vẫn chưa giải thể hộ kinh doanh. Chủ nhà cần báo với chính quyền quận/huyện để hỏi về thủ tục giải thể sau đó mới cho người khác đăng ký kinh doanh được.
Số vốn tối thiểu để đăng ký hộ kinh doanh
Hiện nay chưa có quy định nào về mức vốn cho hộ kinh doanh cá thể. Do vậy số vốn ghi trong mẫu đơn hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình tài chính của chủ kinh doanh. Tuy nhiên trách nhiệm của hộ kinh doanh khi rủi ro là trách nhiệm vô hạn. Tức là bạn phải chịu trách nhiệm trên toàn bộ tổng tài sản chứ không phải con số trên giấy đăng ký. Vì thế chủ hộ nên đăng ký vốn thấp thay vì vốn cao. Đặc biệt là còn có lợi cho bạn khi cơ quan căn cứ vào con số này để tính thuế hằng năm.
Số lượng lao động trong thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Theo luật cũ, số lượng lao động tối đa mà 1 hộ kinh doanh cá thể được phép sử dụng là 9 lao động. Bắt đầu từ 10 lao động trở lên, hộ kinh doanh bắt buộc phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp. Tuy nhiên bắt đầu từ 04/01/2021, hộ kinh doanh không bị giới hạn số lượng lao động. Như vậy việc được phép thuê trên 10 lao động là hoàn toàn được cho phép.
Chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên chủ hộ kinh doanh và các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh. Không liên quan đến người quản lý kinh doanh được thuê.
Lệ phí làm thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Mức lệ phí sẽ do HĐND cấp tỉnh quyết định. Thông thường, lệ phí giải quyết là 100.000 đồng/lần. Sau khi chuẩn bị hết các loại giấy tờ, bạn nộp lên Phòng Tài chính – Kế hoạch/ Phòng Kinh tế của UBND quận, huyện liên quan để xét duyệt hồ sơ. Trong vòng 3 ngày để từ ngày nộp hồ sơ thành công, bạn sẽ được cấp giấy phép nếu hồ sơ hợp lệ. Khi đó sẽ hoàn thành Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh.
Trường hợp bộ hồ sơ xin giấy phép kinh doanh không hợp lệ, bạn sẽ nhận được thông báo nội dung cần sửa bằng văn bản để điều chỉnh và bổ sung phù hợp.
Trên đây là 7 lưu ý quan trong được cập nhật mới nhất về thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể. Hy vọng có thể giúp bạn tiến hành nhanh chóng các loại văn bản giấy tờ cần thiết và sớm mở cửa hàng thuận lợi. Chúc bạn may mắn và thành công.