Thuê mặt bằng kinh doanh và những điều không nên bỏ qua
Thuê mặt bằng kinh doanh – yếu tố có sức ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận cũng như thành công của cửa hàng. Vậy làm thế nào để tìm được một vị trí đẹp lại đảm bảo pháp lý? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mặt bằng kinh doanh là gì?
Mặt bằng kinh doanh là những căn nhà nằm ở một vị trí đẹp, thuận tiện và đông người qua lại. Thông thường sẽ là những căn nhà tại vị trí mặt đường, không nằm trong góc khuất hay trong ngõ. Mặt bằng kinh doanh không quy định diện tích tối đa hay tối thiểu. Đặc biệt là nó cũng có một giá thuê ổn định hàng tháng, chứ không lên xuống liên tục theo thị trường.
Mặt bằng kinh doanh được hiểu đúng nghĩa là những căn nhà phố nằm ở vị trí đẹp hay nằm tại các mặt tiền đường lớn có lượng người đi qua lại đông đúc dùng vói mục đích cho thuê để kinh doanh hoặc chủ sở hữu tự kinh doanh thì được gọi là mặt bằng kinh doanh.
Một số kinh nghiệm thuê mặt bằng
Sau khi khảo sát kinh nghiệm của các bậc tiền bối đi trước, chúng tôi đã tổng hợp ra 5 kinh nghiệm cần thiết và hiệu quả nhất dưới đây.
Lựa chọn vị trí cần thuê mặt bằng kinh doanh
Sau khi lên kế hoạch “khởi nghiệp”, bước tiếp theo chính là xác định vị trí bạn cần thuê mặt bằng kinh doanh. Xác định vị trí nào giúp bạn tiếp cận đến khách hàng tiềm năng nhanh chóng nhất. Nên lựa chọn những mặt bằng cửa hàng ở nơi có nhiều xe lưu thông qua lại. Tránh những đoạn đường có giải phân cách vì như thế bạn chỉ kinh doanh được một chiều mà thôi. Thuê gần trường học, cửa hàng tiện lợi cũng là một ý tưởng không tồi. Nhưng lưu ý là cần tránh những nơi đã có mặt hàng mà bạn đang tính kinh doanh.Sự cạnh tranh của bạn và đối thủ sẽ tăng cao đấy. Sản phẩm của bạn phải tốt hơn nhiều mới có thể tồn tại được.
Không lựa chọn mặt bằng có lối đi chung với chủ nhà
Nếu bạn định kinh doanh quán ăn thì việc phục vụ, dọn dẹp, chế biến món ăn sẽ trở nên bất tiện. Mùi đồ ăn bay khắp nơi dễ khiến chủ nhà khó chịu. Chưa kể đến tâm trạng của chủ nhà không vui, bạn làm điều gì cũng khiến họ khó chịu. Nhưng vì bạn là người đi thuê thì cũng chỉ biết “ngậm bồ hòn làm ngọt” mà thôi. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn, cũng như chất lượng phục vụ khách hàng.
Còn một điều nữa không thể không nhắc đến, nếu chẳng may chủ nhà của bạn là một người nặng vía thì lối đi chung rất dễ ảnh hưởng tới việc buôn bán của bạn. Vì thế dù kinh doanh mặt hàng nào cũng vậy, bạn cũng không nên lựa chọn mặt bằng kinh doanh có lối đi chung với chủ.
Nghiên cứu kỹ về an ninh tại khu vực
Điều này là vô cùng cần thiết, bởi nếu khu vực đấy có nhiều tệ nạn xã hội thì rất khó cho việc làm ăn của bạn. Việc kinh doanh chưa ổn định nhưng hàng tháng lại phải đóng tiền bảo kê cho những kẻ xấu thì không biết đến bao giờ mới phát triển lên được. Để khảo sát được các khu vực này, cách tốt nhất là tham khảo người dân xung quanh. Hoặc vào các quán ăn, ăn uống và dò hỏi nhân viên, chủ quán để biết chính xác.
Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng
Bạn cần phải biết được khu vực bạn muốn hướng đến chủ yếu là những người như thế nào? Đối tượng mà bạn muốn hướng đến là ai?Có đối tượng mà bạn muốn hướng đến ở đây hay không? Nếu không có thì bạn cũng cần suy nghĩ trước khi thuê. Tránh trường hợp bạn bán đồ ăn vặt nhưng khu vực xung quanh chủ yếu là người lớn khiến cho việc kinh doanh của bạn gặp nhiều khó khăn.
Đồng thời, cần xác định xem khu vực xung quanh có đối thủ cạnh tranh hay không? Nghiên cứu chiến lược kinh doanh, nguồn khách hàng để rút kinh nghiệm cho kế hoạch của mình. Điều này giúp bạn nhanh chóng lấy được thị phần tại khu vực đó.
Lựa chọn mặt bằng tốt nhất
Khi đi thuê mặt bằng bạn nên áp dụng nguyên tắc căn bản “xem 10 mua 1”. Xem xét, đánh giá, đúc kết nhiều kinh nghiệm của người đi trước để rút ra bài học cho bản thân. Bạn sẽ có thể lựa chọn được một mặt bằng tốt mà giá cả lại phải chăng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến việc thuê mặt bằng kinh doanh mà chúng tôi đã tổng hợp. Hi vọng bài viết mang đến cho bạn thêm kiến thức trong việc lựa chọn mặt bằng. Nếu bạn biết thêm kinh nghiệm nào khác, hãy để lại phía dưới bài viết cho mọi người cùng biết nhé. Chúc bạn kinh doanh thành công!