Gấp 3 doanh thu với cách bán hàng thực phẩm trên Amazon hiệu quả
Thực phẩm được đánh giá là một trong những ngành hàng mang lại hiệu quả cao khi kinh doanh trên Amazon. Nếu bạn cũng đang ấp ủ cho mình kế hoạch khai thác tiềm năng từ thị trường này nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy tham khảo ngay phương pháp bán hàng thực phẩm trên Amazon hiệu quả sau đây để gia tăng doanh số.
Tìm nguồn thực phẩm chất lượng
Dù kinh doanh bất cứ sản phẩm gì thì nguồn hàng cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Thêm vào đó, thực phẩm lại là một ngành khá đặc thù, đòi hỏi nghiêm ngặt về chất lượng và độ an toàn. Chính vì vậy, trước khi bắt tay vào việc mở gian hàng trên Amazon bạn cần phải tìm hiểu cho mình những nguồn thực phẩm thật sự đảm bảo.
Tốt nhất, hãy tìm nguồn hàng riêng, khác biệt, chất lượng và có tỷ suất lợi cao hơn so với các gian hàng khác. Bởi đây là yếu tố quan trọng giúp bạn tồn tại trong thời gian đầu, tránh được sự cạnh tranh gay gắt khi mới đặt nền móng kinh doanh. Phương pháp phổ biến nhất là liên hệ với những cơ sở sản xuất uy tín, đặt vấn đề phân phối độc quyền để có nguồn hàng chất lượng và ổn định. Bên cạnh đó, cũng phải tham khảo qua các nguồn cung vật liệu phụ như khay đựng, màng bọc, băng keo, hộp, túi,…
Click xem ngay: Cách bán hàng trên Amazon tại Việt Nam không phải ai cũng biết.
Tạo sự tin tưởng đối với khách mua hàng
Theo tâm lý chung của người tiêu dùng, sự tin tưởng được thể hiện trước mắt là giấy tờ chứng thực, sau đó mới đến đánh giá của khách hàng và trải nghiệm bản thân. Do đó, khi đăng tải sản phẩm lên Amazon đừng quên kèm theo các loại giấy chứng nhận của sản phẩm nếu có, hoặc các thành tích, danh hiệu đã đạt được. Nhằm tạo niềm tin và cảm giác an toàn cho khách hàng khi mua thực phẩm trên gian hàng của bạn.
Tiếp đến hãy thu hút và khuyến khích người dùng mua và trải nghiệm sản phẩm của bạn bằng cách đưa ra nhiều ưu đãi hấp dẫn. Chẳng hạn như: Ưu đãi về giá, vận chuyển, thẻ quà tặng,… Chiến lược này tập trung vào việc xây dựng uy tín và độ lan tỏa của thương hiệu hơn là mục tiêu doanh thu. Nếu sản phẩm của bạn đủ tốt, khách hàng sẽ tin tưởng, đưa ra những đánh giá tích cực và khả năng rất lớn sẽ trở thành người tiêu dùng trung thành.
Tuân thủ nguyên tắc đóng gói, vận chuyển
Khác với các mặt hàng thông thường như quần áo, giày dép, sách,… có thể thoải mái trong vận chuyển, và va đập. Thực phẩm lại đòi hỏi yêu cầu khá khắt khe với yếu tố này. Bởi nhiều sản phẩm có hạn sử dụng ngắn, chỉ vài ngày, hay điều kiện bảo quản lạnh, dễ dập nát, dễ ảnh hưởng đến quy cách,… Khiến sản phẩm khi đến tay khách hàng không còn nguyên trạng như ban đầu hoặc chất lượng giảm sút.
Do đó, bạn cần tuân thủ đúng nguyên tắc, dây chuyền đóng gói, bảo quản và vận chuyển để tránh những rủi ro trên. Và hơn hết, việc bảo quản hàng hóa sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, quy cách đẹp mắt sẽ tạo cho khách hàng cảm giác an toàn và ngon miệng hơn khi mua thực phẩm trên gian hàng của bạn.
Có thể bạn quan tâm: Kết nối vận chuyển và theo dõi tiến trình vận đơn một cách chặt chẽ với phần mềm quản lý bán hàng Abit.
Nhấn mạnh vào hình ảnh
Chúng ta đều biết, người mua không bao giờ tin hoàn toàn vào những hình ảnh trên website. Tuy nhiên, chúng lại có tác động vô cùng lớn đến tâm lý và mong muốn của khách hàng. Khi thị giác bị kích thích bởi một hình ảnh trông “ngon mắt” sẽ khiến nhu cầu của khách hàng tăng cao. Chính vì vậy, bạn nên chú trọng đầu tư vào những hình ảnh có tính thiết thực, màu sắc bắt mắt, hấp dẫn, diễn tả được hương vị của thực phẩm. Lưu ý, chỉ nên diễn tả sát với thực tế thay vì nâng tầm chất lượng của sản phẩm, dẫn đến tình trạng “Treo đầu dê, bán thịt chó”.
Hoạt động truyền thông để xây dựng thương hiệu
Ngoài việc bán hàng trên Amazon bạn có thể tạo ra các trang web hay page ở các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Istagram,.. để đưa thêm thông tin về gian hàng thực phẩm trên Amazon của mình. Với cách này, việc bán được thêm nhiều mặt hàng và tăng traffic cho gian hàng không hề khó.
Bên cạnh đó, xây dựng thương hiệu cho gian hàng online là yếu tố vô cùng quan trọng. Bạn có thể gây ấn tượng cho khách hàng bằng cách đồng bộ trong hình ảnh, màu sắc, bao bì đựng thực phẩm, giao diện của website, khẩu hiệu… Khiến họ nhớ tới bạn lâu và sâu sắc hơn. Hoặc đưa ra các chương trình khuyến mãi theo chu kỳ hay thường niên với những ưu đãi đặc biệt. Nhằm thu hút thêm nhiều người biết tới thương hiệu của bạn.
Đừng bỏ lỡ: Một chiến dịch quảng bá thương hiệu trên Facebook là một ý tưởng không tồi. Hãy dùng ngay phần mềm quản lý fanpage để kiểm soát, đánh giá và theo dõi chiến dịch, chi phí quảng cáo chặt chẽ.
Trên đây là những chia sẻ về cách bán hàng thực phẩm hiệu quả trên Amazon mà tôi đã nghiên cứu rất kĩ lưỡng từ những Seller lâu đời trước đó để đúc kết được. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ tích lũy được cho bản thân một chút kinh nghiệm để áp dụng khi bán hàng trên Amazon. Chúc các bạn thành công.