Cách quản lý nhân viên cũ giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp
Câu chuyện làm mới bộ máy nhân sự chưa bao giờ hết ngao ngán với các nhà quản lý. Mọi quy trình đào tạo, huấn luyện, xây dựng kỹ năng lại bắt đầu từ vạch đích. Để hạn chế tình trạng này bạn có thể nghĩ đến cách quản lý nhân viên cũ, giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp.
Nhân viên cũ như lá mùa thu. Lá rụng lúc nào không hay, nhưng một khi đã rụng là rụng hàng loạt. Vấn đề này gây ra không ít khó khăn và thất thoát cho doanh nghiệp. Nhà tuyển dụng thì luôn đau đầu để chiêu mộ hiền tài có thể gắn bó lâu dài. Nhà lãnh đạo phải đối mặt với việc đào tạo từ đầu cho nhân viên mới. Cùng tham khảo một vài bí quyết quản lý nhân viên cũ sau đây để tìm ra giải pháp cho mình.
Trở thành người sếp tốt
Không ít trường hợp nhân viên bỏ việc không phải vì công ty mà là do người sếp tồi. Điều này cũng là lẽ đương nhiên. Khi ở trong một môi trường mà tiềm năng phát triển bị kìm hãm, làm việc như cái máy và đặc biệt không thể học hỏi được gì từ lãnh đạo của mình. Nếu là người có tầm nhìn xa thì chẳng ai muốn gắn bó ở đó lâu dài. Cho dù mức lương có hậu hĩnh đến cỡ nào.
Năng lực, phẩm chất và cách điều hành của sếp sẽ là tấm gương sáng cho mọi người học tập. Nếu muốn nhân viên gắn bó lâu dài, trước hết bản thân bạn phải là một người có tâm và có tầm. Không cần phải quá xuất chúng, nhưng phải đủ giỏi, đủ khả năng lãnh đạo một tập thể. Bạn cần cho nhân viên của mình thấy được bản thân họ còn nhiều thiếu sót. Biết cách kích thích, duy trì mong muốn học hỏi. Đồng thời luôn tìm kiếm hoặc tự tạo ra cơ hội để mỗi thành viên đều có cơ hội phát triển.
♦ Tìm hiểu thêm: Tư vấn phần mềm quản lý bán hàng công cụ hỗ trợ quản lý nhân viên
Cơ chế lương – thưởng xứng đáng
Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng để thu hút nhân tài đó chính là lương thưởng. Hầu hết chúng ta đều đi làm để kiếm thêm thu nhập. Chính vì vậy, mức lương và chế độ đãi ngộ càng cao thì càng hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng và đủ điều kiện để bỏ ra một khoản chi phí lớn. Vậy phương ái tối ưu nhất đó là đưa ra cơ chế xứng đáng với những gì họ làm được và cống hiến cho công ty.
Trao quyền, để nhân viên độc lập suy nghĩ và giải quyết vấn đề
Cách làm việc sếp nói gì cấp dưới làm theo răm rắp đã quá xưa. Và nó không còn phù hợp với phong cách làm việc hiện đại. Thay vì để nhân viên hoạt động như một cái máy. Chúng ta nên đưa ra gợi ý, thậm chí là thử thách để họ có thể độc lập giải quyết vấn đề. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đang đánh giá cao năng lực và đặt niềm tin cho nhân viên của mình. Còn nhân viên sẽ cảm giác năng lực của bản thân được công nhận và dành được sự tin tưởng từ sếp. Từ đó có mong muốn cống hiến và gắn bó lâu dài hơn với công ty.
♦ Tìm hiểu thêm: Ưu nhược điểm của các phần mềm bán hàng tốt nhất hiện nay
Tôn trọng ý kiến và thúc đẩy sự phát triển của nhân viên
Ý kiến của nhân viên cũng chính là một loại tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy hãy cho nhân viên của bạn được phép sáng tạo và học hỏi thêm nhiều điều mới. Ghi nhận những sáng kiến đóng góp của họ một cách vui vẻ và tôn trọng. Biết đâu những ý kiến đó lại chính là chìa khóa mở ra hướng đi mới cho doanh nghiệp mà trước giờ bạn chưa từng nghĩ tới.
Mặt khác, bất cứ ai cũng mong bản thân phát triển lên từng ngày. Vậy trên cương vị là người lãnh đạo hãy tìm và tạo điều kiện để nhân viên tiếp xúc với nhiều điều mới, nhiều cơ hội và thử thách hơn. Giúp họ trau dồi bản thân, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn. Điều này không chỉ giúp giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp mà còn là cơ hội đào tạo nâng cao trình độ đối với đội ngũ nhân viên. Qua đó cải thiện hiệu quả công việc.
Chú trọng việc giao tiếp với nhân viên
Sếp độc đoán là một trong những nguyên nhân khiến nhân viên chán nản và muốn bỏ việc. Để giải quyết vấn đề này thì khả năng giao tiếp là yếu tố vô cùng quan trọng. Bạn phải biết cách trò chuyện với nhân viên thật thoải mái, hòa đồng. Xây dựng được văn hóa doanh nghiệp và bầu không khí vui tươi, tích cực. Khiến họ luôn cảm thấy có hứng thú với môi trường làm việc. Thêm vào đó, khi giao tiếp tốt, đồng nghĩa với việc truyền đạt, dẫn dắt nhân viên về phương hướng hành động cũng dễ hiểu và chính xác hơn.
♦ Tìm hiểu thêm: phần mềm quản lý fanpage miễn phí có thật sự hiểu quả
Hy vọng với cách quản lý nhân viên cũ được chia sẻ trong bài viết thì việc giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp không còn là bài toán khó với các nhà lãnh đạo. Chúc các bạn thành công.