Những điều bạn cần biết trước khi vẽ chân dung khách hàng
Chân dung khách hàng mục tiêu chính là tài liệu quý để bạn có được một chiến dịch marketing thành công. Nhưng vẽ chân dung khách hàng như thế nào hiệu quả thì không phải ai cũng biết.
Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn các tiêu chí để xác định chân dung khách hàng cũng như các bước cụ thể để bạn tạo ra một bản mô tả chân dung hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của mình.
Chân dung khách hàng là gì?
Chân dung khách hàng được xem như bản mô tả chi tiết về khách hàng của bạn là ai. Sự quan tâm và thái độ của họ tới sản phẩm, dịch vụ của bạn như thế nào. Đó như là một tài liệu quý để bạn đưa ra các quyết đúng đắn trong thực hiện chiến dịch marketing. Để bạn có thể tiếp thị đúng đối tượng khách hàng nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức mà thu lại kết quả cao.
Tiêu chí xác định chân dung khách hàng là gì?
Phác họa chân dung của khách là công việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp. Bởi nó là được hoàn thành với sự hỗ trợ của nghiên cứu thị trường, khảo sát, dữ liệu và phỏng vấn. Và 4 nhóm tiêu chí dưới đây sẽ giúp bạn xác định chân dung của đối tượng mục tiêu một cách chi tiết và đầy đủ nhất.
- Đặc điểm cá nhân của khách hàng. Ví dụ như: tuổi tác, giới tính, sở thích, mức thu nhập, tình trạng hôn nhân, con cái,…
- Vị trí công việc của khách hàng: giám đốc, quản lý, nhân viên, lao động tự do, … thậm chí là nội trợ.
- Vị trí địa lý của khách hàng: họ sống ở nông thôn hay thành thị, đất liền hay hải đảo.
- Thái độ và mối quan tâm: Thái độ của khách hàng với mọi điều trong cuộc sống và mức độ quan tâm của họ tới sản phẩm của bạn như thế nào.
♦ Đừng bỏ lỡ: Top 5 công cụ tìm kiếm khách hàng tiềm năng không thể bỏ qua
4 bước vẽ chân dung khách hàng
Dưới đây là 4 bước chi tiết để vẽ nên một chân dung khách hàng hoàn chỉnh cho doanh nghiệp.
Bước 1: Thu thập dữ liệu về khách hàng tiềm năng
Bước đầu tiên để vẽ được chân dung đó là hãy thu thập thông tin của đối tượng mục tiêu. Thông tin càng chính xác, phạm vi càng rộng thì bạn càng có cơ vững chắc để phác họa chân dung. Bạn có thể tận dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như:
-
Nội bộ doanh nghiệp:
Hãy hỏi nhân viên chăm sóc khách hàng, hỗ trợ kỹ thuật,… họ là những người bạn có thể khai thác được nhiều thông tin nhất.
-
Các công cụ phân tích insight khách hàng
Một số công cụ phân tích thông tin phổ biến là Trends google, Google Analytics, Facebook Audience Insight…Các công cụ này sẽ cho bạn cái nhìn trực quan và toàn diện về các đặc điểm nhận dạng của đối tượng mục tiêu.
-
Phiếu khảo sát
Đây là hình thức thu thập thông tin truyền thống nhưng mang lại hiệu quả cao. Những thông tin thu thập được giúp bạn hiểu hơn về khách của mình. Những vấn đề mà họ đang gặp phải hay cái nhìn của họ về sản phẩm của bạn thế nào.
-
Phỏng vấn trực tiếp
Phương pháp này cho tỷ lệ thông tin chính xác cao nhất. Bạn nên áp dụng nếu muốn phác họa chân dung đối tượng mục tiêu một cách sinh động và chính xác nhất.
-
Hoặc mạng xã hội, diễn đàn
Theo dõi những bình luận comment hay lượt like trên diễn đàn và mạng xã hội Facebook, Zalo, … cũng là cách để bạn thu thập thông tin hiệu quả. Thậm chí bạn có thể vào Fanpage của đối thủ để nghiên cứu thông tin khách hàng.
Kinh doanh trên facebook – tại sao không? Tối ưu hiệu quả bán hàng trên Facebook với phần mềm quản lý bán hàng trên Facebook giúp bạn quản lý comment, inbox, tương tác tốt nhất với khách hàng. Thiết kế phần mềm Đơn Giản – Dễ dùng – Tiết kiệm chi phí. Phù hợp với tất cả ngành hàng. Sử dụng miễn phí phần mềm trả lời tin nhắn Facebook tại đây!
Bước 2: Xử lý dữ liệu
Từ những thông tin bạn thu thập được từ bước 1 thì hãy tiến hành phân loại đối tượng khách hàng theo từng nhóm cụ thể. Một số cách phân loại thông tin hiệu quả bạn có thể tham khảo như:
-
Phân loại theo đặc điểm nhân khẩu học:
Khách hàng ở độ tuổi nào? Giới tính, tình trạng hôn nhân, công việc, …
-
Phân loại theo tâm lý học:
Thái độ của họ với mọi sự việc, sự vật trong cuộc sống theo hướng tích cực hay tiêu cực. Mức độ quan tâm của họ tới sản phẩm của bạn.
-
Họ ở đâu trong đời thực và thế giới mạng
Họ ở vị trí nào? Họ tìm kiếm thông tin ở đâu? Họ có hay lên mạng không, và họ thường sử dụng mạng xã hội nào Google, Facebook, Zalo, ….
Bước 3: Đặt tên chân dung khách hàng
Một cái tên cụ thể sẽ giúp chân dung khách hàng trở nên dễ nhớ, dễ liên tưởng vì bạn có trong đầu một nhân vật nhân tạo. Vì thế hãy đặt tên chân dung customer của mình để công việc phác họa trở nên dễ dàng hơn.
Bước 4: Phác họa chân dung khách hàng
Sau khi đã thu thập đầy đủ dữ liệu thông tin về khách hàng, và bạn cũng đã đặt cho họ cái tên để nhớ. Lúc này hãy bắt đầu phác họa chân dung người mua dựa trên những đặc điểm cụ thể.
Vẽ khuôn mặt cho từng khách hàng và gắn những đặc điểm về tâm lý, tích cách, hành trình mua hàng, những nơi đặt chân đến…thành những sticker nhỏ trên chân dung đó, để bạn có thể hình dung một cách rõ nét nhất về đối tượng mục tiêu.
Chăm sóc khách hàng có tốt hay không quyết định sự “sống còn” của mọi ngành. Dùng thử: Phần mềm hỗ trợ bán hàng online miễn phí
Kết luận:
Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu đòi hỏi phải có sự đầu tư cả về nhân lực, tài chính và thời gian, nhưng nó có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Hi vọng bài viết sẽ là thông tin hữu ích dành cho các doanh nghiệp.