Google Analytics là gì? Tính năng và cách sử dụng của nó là gì?
Bạn có biết vai trò của Google Analytics là gì không? Tính năng và cách sử dụng của Goole Analytics như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu điều đó nhé!
Google Analytics là gì?
Google Analytics là tool trực tuyến của Google. Nó có vai trò giúp nhà quảng cáo theo dõi các số liệu liên quan đến hoạt động của website. Với mong muốn là đem đến một môi trường Internet tốt nhất cho người dùng. Google cung cấp ứng dụng này để hỗ trợ cho các quản trị viên website đánh giá tổng thể tình trạng website với một con bot tuần tra. Google Analytics bảo đảm số liệu mà họ cung cấp đều chính xác.
Google Analytic cho bạn thấy lưu lượng truy cập website, thời gian trung bình của một phiên truy cập, tỷ lệ thoát trang của người dùng trên trang web của bạn. Ngoài ra, Google Analytics còn nhiều chỉ số khác giúp bạn hiểu rõ hành vi lướt web của người dùng.
Tính năng của Google Analytics
- Thiết lập dashboard tùy ý để có những số liệu cần thiết.
- Cung cấp tính năng Advanced Segment phân tích từng campaign cụ thể.
- Phân hóa số liệu dựa trên đặc tính người dùng truy cập trên web.
- Theo dõi các trang trên web mà người dùng hay lui tới hoặc các từ khóa người dùng tìm kiếm dẫn về website của bạn.
- Cung cấp tính năng Funnel Visualization, để giúp bạn hiểu được bước mua hàng nào trên web khiến người dùng thoát trang.
- Thống kê doanh thu tổng mà trang web của bạn đã đạt được.
- Đem đến tính năng Multi-Channel Funnels giúp cho bạn hiểu rõ nguồn truy cập vào website của bạn.
- Chức năng so sánh độ tích cực của giữa các kênh marketing cho website với Model Comparision.
♦ Tìm hiểu thêm: Phần mềm hỗ trợ bán hàng online miễn phí ĐƠN GIẢN, DỄ SỬ DỤNG
Cách sử dụng Google Analytics
Google Analytics cung cấp cho bạn các chỉ số liên quan đến website. Qua đó sắp xếp và theo dõi các chỉ số này.
- Thống kê tổng quan: Vào Báo Cáo –> Trang tổng quan –> Trang tổng quan của tôi
Giúp bạn thấy được lưu lượng truy cập cùng với các chỉ số liên quan như thiết bị truy cập, hệ điều hành của người dùng,…
- Thống kê truy cập theo thời gian thực: Thời gian thực –> Tổng quan
Báo cáo cho biết hành động hiện tại của người dùng đối với trang web, bao gồm các chỉ số như thời gian trung bình phiên, nguồn truy cập…
- Kiểm tra từ khóa dẫn người dùng đến website của bạn: Sức thu hút –> Từ khóa –> Cơ bản
Bảng từ khóa được người dùng tìm kiếm dẫn về trang của bạn sẽ được Google Analytics cung cấp với những chỉ số như tần suất tìm kiếm và tỷ lệ chuyển đổi.
- Tra cứu hành vi khách truy cập website: Hành vi –> Lưu lượng hành vi
Đây là bản báo cáo chi tiết hơn so với thống kê truy cập theo thời gian thực, giúp bạn nhận biết rõ ràng vấn đề nằm ở đâu (bước nào khiến khách hàng thoát trang, vì đâu mà quá trình chuyển đổi mua hàng bị gián đoạn).
Nếu là bạn kinh doanh trên Facebook, chắc hẳn sẽ có lúc bạn khổ sở vì không trả lời kịp bình luận của khách hàng. Chưa kể đến các đối thủ giở chiêu trò ăn cắp số điện thoại từ comment làm thất thoát doanh thu. Đã có giải quyết nhanh chóng nhất tại bài viết: Phần mềm quản lý tin nhắn fanpage – mời bạn tham khảo!
Quy trình hoạt động của GA
Quy trình hoạt động của Google Analytics bao gồm 4 bước sau: Data Collection –> Configuration –> Processing –> Reporting
- Data Collection: thu thập dữ liệu liên quan tới web bằng đoạn mã JavaScript được cài sẵn ở bước cài đặt, các cookies người dùng (là nơi chứa thông tin nhân khẩu học, thông tin thiết bị của người dùng) cùng với hành vi của người dùng trên trang web cũng sẽ được đoạn mã JavaScript này thu thập lại để gửi qua máy chủ Google.
- Configuration: Chuyển dữ liệu sơ cấp đã kể trên thành thứ cấp để xuất thành báo cáo trang web.
- Processing: Google sẽ cho phép doanh nghiệp tự lựa chọn các chỉ số mà họ muốn theo dõi. Cấu trúc báo cáo sẽ được doanh nghiệp quyết định thông qua thuộc tính View.
- Reporting: Tiến hành kết xuất báo cáo đầy đủ cho website của doanh nghiệp.
♦ Dùng thử: Phần mềm quản lý bán hàng – kiểm soát chiến dịch chạy quảng cáo trong kinh doanh
Bài viết vừa rồi tôi đã giải đáp cho các bạn khái niệm của Google Analytics là gì và các tính năng của nó, hy vọng rằng những thông tin mà tôi vừa nêu trên có thể giúp ích cho bạn trên con đường trở thành 1 SEOer chuyên nghiệp. Chúc bạn thành công!