Chiến dịch CPL là gì? Bạn đã biết đến cách bán hàng hiệu quả này chưa?

25/04/2022 2477

Với kinh doanh trên Facebook, có thông tin khách hàng không chỉ là cơ hội tốt để tiếp thị và phân phối sản phẩm. Mà đây còn là công cụ hỗ trợ tìm kiếm nhóm đối tượng tiềm năng. Nắm bắt được miếng bánh béo bở này, không ít chủ shop online đã sử dụng CPL làm trợ thủ đắc lực của mình. Vậy chiến dịch CPL là gì? 

Chiến dịch CPL là gì?

CPL được viết tắt cho cụm từ Cost Per Lead, là dạng chi phí định giá cho quảng cáo online nói chung và Facebook nói riêng. Nó cũng được xem như là một loại KIPs của chiến dịch. Nhà quảng cáo sẽ phải trả chi phí CPL cho mỗi một hành động đặc biệt mà khách hàng thực hiện. Chẳng hạn như cung cấp thông tin như tên, số điện thoại, email, địa chỉ,… vào mẫu được cung cấp sẵn. Đánh đổi cho việc họ sẽ thu về được thông tin có giá trị từ nhóm đối tượng tiềm năng.

Một yếu tố vô cùng quan trọng của CPL đó chính là “Lead”. Lead được biết đến như những người có nhu cầu và quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn. Họ chưa trở thành khách hàng thực sự mà còn phải cân nhắc rất nhiều trước khi rút “hầu bao”. Đây cũng là nhóm đối tượng chính mà CPL nhắm tới.

Cách tính CPL
Cách tính CPL

Khi nào nên sử dụng CPL?

Do đặc thù của hình thức này là tạo ra nhóm khách hàng tiềm năng. Chính vì vậy nó phù hợp với các ngành nghề và dịch vị có giá trị cao. Bởi bạn không thể bỏ ra một khoản ngân sách chỉ để lấy thông tin khách hàng chỉ để bán một thỏi son, bộ quần áo hay đôi giày,.. Khi giá trị của sản phẩm lớn, người mua hàng sẽ cần được tư vấn và trải qua quá trình cân nhắc rất kỹ. Đây là lúc bạn phải đánh đúng tâm lý và nhu cầu của họ.

Khi nào nên sử dụng chiến dịch CPL
Khi nào nên sử dụng chiến dịch CPL

Có thể kể đến một số ngành như:

Bất động sản: Khi người mua có nhu cầu mua dự án. Nhưng vẫn phân vân và cần tư vấn về vấn đề vay vốn.

Bảo hiểm: Khi người mua có nhu cầu mua bảo hiểm cho bản thân hoặc gia đình. Nhưng còn băn khoăn về quyền lợi và điều kiện ràng buộc.

Ô tô: Khi người mua có nhu cầu mua xe. Nhưng muốn trải nghiệm thử và cân nhắc về tài chính.

Du học, xuất khẩu lao động: Khi khách hàng có nhu cầu đi nước ngoài để làm việc và học tập. Nhưng cần tư vấn thêm về thủ tục và chi phí.

Và còn rất nhiều lĩnh vực khác có thể sử dụng hình thức này…

Tìm hiểu chiến dịch CPL là gì
Tìm hiểu chiến dịch CPL là gì

Cách tối ưu hóa chiến dịch CPL là gì?

Hiểu thuật toán Facebook

Với bất cứ chiến dịch nào, trước khi muốn tối ưu bạn cần hiểu được cách thức hoạt động của Facebook là gì? Từ đó mới có thể đưa ra các biện pháp và phương án thích hợp. Khi bắt đầu phân phối quảng cáo của bạn, Facebook sẽ chưa có tất cả các dữ liệu cần thiết để phân phối đến nhóm khách hàng tiềm năng chuẩn xác nhất. Nó sẽ mất một khoảng thời gian để “học” về đối tượng. Bằng cách hiển thị cho nhiều người dùng khác nhau để biết ai là người có nhu cầu. Từ đó sẽ tìm ra các đối tượng tương tự.

Với chiến dịch Facebook Ads được coi là thành công không chỉ dựa vào việc chạy Ads và thiết lập mà còn dựa vào nhiều yếu tố khác. Trong đó không thể thiếu cách quản lý chiến dịch quảng cáo. Để chiến dịch hiệu quả thì bạn không nên bỏ qua phần mềm quản lý bán hàng miễn phí tốt nhất, phần mềm bán hàng online. Đây là công cụ hàng đầu được tích hợp nhiều tính năng ưu việt như: quản lý chi phí Ads, quản lý nhiều tài khoản quảng cáo cùng lúc, hỗ trợ đánh giá từng chiến dịch,… Và còn rất nhiều tính năng khác, bạn có thể khám phá TẠI ĐÂY.

Hiểu thuật toán Facebook
Hiểu thuật toán Facebook

Tiếp thị loại trừ để hạ CPL

Đây là cách thay vì tiếp thị trên một phạm vi người dùng lớn, bạn sẽ loại trừ bớt những đối tượng không hề có nhu cầu với sản phẩm của mình. Từ đó đưa ra mục tiêu chuẩn cho chiến dịch của mình. Điều này vô cùng quan trọng vì Facebook sẽ giúp bạn tối ưu hóa trên nhóm đối tượng đó. Đặc biệt, bạn cũng nên loại trừ những người đã trở thành khách hàng của mình rồi. Vì nếu vẫn còn nhắm vào nhóm đối tượng này thì đây chỉ là hành động thừa và gây lãng phí chi phí.

Tiếp thị loại trừ
Tiếp thị loại trừ

Tiếp thị lại

Một trong những yếu tố chủ chốt trong việc xác định xem ai là người có khả năng nhấp vào quảng cáo của bạn là liệu họ đã thấy và click vào quảng cáo trước đó chưa.Với các mặt hàng có giá trị, rất khó để người dùng có thể đưa ra quyết định mua ngay. Vì vậy bạn cần phải tiếp cận họ nhiều lần đến khi khai thác được thông tin cần thiết.

Bài viết “Tiếp thị lại trên Facebook – cách không bỏ sót bất cứ khách hàng nào” sẽ giúp bạn hiểu rõ bản chất của hoạt động tiếp thị lại. Và hướng dẫn các bước để triển khai hoạt động remarketing hiệu quả.

Sử dụng phương pháp tiếp thị lại
Sử dụng phương pháp tiếp thị lại

Hy vọng bài viết trên đã có thể lý giải cho bạn biết chiến dịch CPL là gì, và làm cách nào để công cụ này phát huy hiệu quả tốt nhất. Chúc bạn áp dụng kiến thức này hiệu quả nhất cho công việc kinh doanh của mình trong tương lai.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

12 ý tưởng kinh doanh nhỏ nhưng hiệu quả bạn không nên bỏ qua

12 ý tưởng kinh doanh nhỏ nhưng hiệu quả bạn không nên bỏ qua

31/07/2020 7851

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng muốn tự xây dựng sự nghiệp chứ không muốn mãi đi “làm công ăn lương”. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ tiềm lực tài chính để đầu tư cho ước mơ…

banner sidebar right
Los AngelesChủ đề hot