Chiến lược thương hiệu – Chìa khóa thành công của người dẫn đầu

25/04/2022 1982

Chúng ta không thể phủ nhận rằng, không ít doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt dù không có một kế hoạch dài hạn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ dẫn đến nguy cơ không nhất quán trong hệ thống, dễ mờ nhạt và bị khách hàng lãng quên. Đây chính là lý do bạn nên cho một chiến lược thương hiệu cụ thể.

Chiến lược thương hiệu là gì?

Chiến lược thương hiệu được hiểu là toàn bộ quy trình,công cụ và giải pháp giúp cho một sản phẩm, dịch vụ hay đặc điểm của doanh nghiệp trở thành dấu ấn độc quyền trong tâm trí công chúng. Thông thường, nó sẽ được bắt đầu từ tầm nhìn và được quy định bởi nhiều chiến lược khác biệt hóa. Tùy thuộc vào quy mô, điều kiện mà mỗi doanh nghiệp sẽ có kế hoạch riêng giúp họ đứng vững và phát triển mạnh mẽ trên thị trường.

Chiến lược thương hiệu được phân chia làm 4 loại chính. Bao gồm:

• Chiến lược theo dãy: Là kiểu mở rộng ý tưởng, thông điệp, khái niệm cho cùng một sản phẩm.

• Chiến lược theo nhóm: Đặt một nhóm sản phẩm có cùng tính năng vào một nhãn hiệu và thông điệp.

• Chiến lược nguồn: Gần giống như chiến lược ô nhưng chỉ khác một điều các sản phẩm đặt theo tên thương hiệu.

• Chiến lược chuẩn: Là một sự chứng thực hay xác nhận của doanh nghiệp lên tất cả các sản phẩm và được nhóm lại như nhãn hiệu.

Có được một chiến lược thương hiệu đúng đắn và phù hợp sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc:

• Định hướng chính xác cách thức hoạt động của doanh nghiệp.

• Tăng vị thế cạnh tranh, tạo tiền đề làm chủ thị trường mục tiêu.

• Xây dựng niềm tin, định vụ thương hiệu, ghi dấu ấn với nhóm khách hàng tiềm năng.

Chiến lược thương hiệu là gì?
Chiến lược thương hiệu là gì?

Quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu

Để xây dựng được một chiến lược thương hiệu hoàn hảo, bạn có thể tham khảo quy trình sau đây:

 Xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu hay thị trường mục tiêu chính là nhóm đối tượng mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Họ có nhu cầu sử dụng và khả năng chi trả đối với sản phẩm, dịch vụ của bạn nhằm đáp ứng cho nhu cầu bản thân. Nhưng làm sao để phân khúc khách hàng mục tiêu? Giải pháp cho vấn đề này đó là sử dụng mô hình 5W bằng cách trả lời các câu hỏi như: Who – Ai là người mua? What – Khách hàng cần điều gì ở sản phẩm? Why – Họ mua để làm gì? Where – Vị trí của họ tập trung ở đâu? When – Mua khi nào?

Click xem ngay: Giải pháp tương tác, chăm sóc khách hàng toàn diện nhất với phần mềm quản lý bình luận Facebook ưu việt.

Quy trình xây dựng nội dung chiến lược thương hiệu
Quy trình xây dựng nội dung chiến lược thương hiệu

Xác định vị thế cạnh tranh

Hãy phân tích đối thủ của bạn. Họ là những người đang cung cấp các sản phẩm tương tự, sản phẩm thay thế, thậm chí là những đối thủ chuẩn bị xâm nhập vào thị trường trong tương lai. Tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế cạnh tranh của từng đối thủ nhằm có phương án “tác chiến” phù hợp nhất. Để làm được điều này, bạn phải xác định chính xác 4 yếu tố sau:

• Thông điệp mà đối thủ muốn lan tỏa là gì?

• Chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp ở mức nào?

• Điểm đặc biệt trong sản phẩm, dịch vụ của họ là gì?

• Phản hồi từ khách hàng của họ như thế nào?

Bạn có biết: Ngăn chặn các chiêu trò chơi xấu, cướp khách, đánh cắp thông tin khách hàng của đối thủ cạnh tranh bằng cách ẩn bình luận trên page. Hãy trải nghiệm ngay!!!

Xác định xu hướng và cơ hội trên thị trường

Xu hướng của thị trường tác động trực tiếp tới thị hiếu của người tiêu dùng. Đối với mỗi ngành hàng hay loại hình dịch vụ sẽ có những xu hướng và tốc độ thay đổi khác nhau. Do đó, nếu bạn cứ mãi đi theo một hướng đi thì sớm muộn cũng bị đào thải khỏi đường đua khốc liệt. Và thay đổi theo xu thế chính là cách để doanh nghiệp tồn tại.

Ngoài việc xác định xu hướng, bạn cũng cần nhạy bén với các cơ hội thông qua việc phân tích và nhận biết biến đổi của thị trường. Nhờ đó mà phát triển thành những hướng đi, chiến lược phù hợp, sáng tạo cho doanh nghiệp. Một cơ hội hoàn hảo là khi nó đáp ứng một số yếu tố như: phù hợp với các chiến dịch marketing, tính khả thi và nguồn lực sẵn có.

Xác định xu hướng và cơ hội trên thị trường
Xác định xu hướng và cơ hội trên thị trường

Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu

Giá trị cốt lõi của thương hiệu là yếu tố hướng tới những giá trị lâu dài, bền vững. Nó bao gồm bộ quy tắc hướng dẫn chi tiết, định hướng hành vi của từng cá nhân trong doanh nghiệp. Muốn thương hiệu phát triển, bạn cần xác định rõ đâu là niềm tin, giá trị cốt lõi muốn đạt được? Nếu không có yếu tố này, rất khó để doanh nghiệp tồn tại lâu trên thị trường hay trong tâm trí khách hàng.

Xây dựng định vị thương hiệu

Xây dựng định vị thương hiệu được xem như bước quan trọng nhất trong quá trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Nó chứa đựng toàn bộ thông điệp mà doanh nghiệp muốn khách hàng nhớ tới khi nhắc về sản phẩm, dịch vụ của họ. Đồng thời cũng là yếu tố tạo nên sự khác biệt so với hàng trăm đối thủ khác trên thị trường.

Có 9 chiến lược định vị thương hiệu mà bạn có thể áp dụng. Đó là: Dựa vào chất lượng, dựa vào giá trị, dựa vào tính năng, dựa vào mối quan hệ, dựa vào mong ước, dựa vào vấn đề/giải pháp, dựa vào đối thủ, dựa vào cảm xúc, dựa vào công dụng của sản phẩm, dịch vụ.

Tìm hiểu thêm: Ưu điểm của phần mềm quản lý bán hàng và những hỗ trợ tuyệt vời đối với hoạt động kinh doanh của bạn.

Xây dựng định vị thương hiệu
Xây dựng định vị thương hiệu

Xây dựng độ nhận diện thương hiệu

Xây dựng độ nhận diện thương hiệu là nhiệm vụ cá biệt hóa, cá nhân hóa thương hiệu. Khiến có nó khác biệt, tạo được ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng. Bạn có thể thực hiện bằng cách hình thành nên tính cách, hình mẫu cho doanh nghiệp thông qua: Tên, logo, nhạc hiệu, slogan, thông điệp,…

Lưu ý trong quá trình thiết kế thương hiệu, bạn luôn phải nhớ 5 yếu tố quan trọng sau đây: Dễ nhớ, có ý nghĩa, dễ chuyển đổi, dễ thích nghi và dễ bảo hộ.

Click xem ngay: 7 cách xây dựng ý tưởng thương hiệu độc đáo cho doanh nghiệp.

Quản trị thương hiệu

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là nhiệm vụ duy trì vị thế, hình ảnh cho doanh nghiệp trên thị trường. Một thương hiệu dù nổi tiếng, tầm cỡ đến mức nào nếu không có chiến lược quản trị đúng đắn, phù hợp thì cũng sẽ dần mờ nhạt, mất đi lòng tin từ khách hàng. Đặc biệt. trong bối cảnh thị trường cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay thì quản trị thương hiệu là việc bắt buộc phải làm nếu muốn tồn tại.

Duy trì vị thế, hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường
Duy trì vị thế, hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về chiến lược thương hiệu cũng như quy trình để tạo ra một chiến lược hoàn hảo nhất. Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp có thể giúp ích cho doanh nghiệp của bạn trên cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt này. Chúc các bạn thành công.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

Mô hình kinh doanh hải sản hiệu quả giúp bạn hốt bạc

3 mô hình kinh doanh hải sản “hot” nhất hiện nay giúp bạn “hốt bạc”

22/04/2020 6523

Hải sản luôn là những thực phẩm bổ dưỡng được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn. Vì thế kinh doanh mặt hàng này là lĩnh vực rất “hot” và đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn. Sau đây sẽ…

banner sidebar right
Los AngelesChủ đề hot