Đăng ký thương hiệu – Giải pháp bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp

12/04/2022 978

Thương hiệu, nhãn hiệu, logo sản phẩm, khẩu hiệu, thiết kế,… được xem như bộ mặt của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh càng phát triển, thương hiệu càng trở nên nổi tiếng. Khi đó, việc bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp bằng cách đăng ký thương hiệu là điều vô cùng cần thiết.

Nếu còn mơ hồ về hình thức này, hãy theo dõi ngay bài viết sau đây. Bởi nó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò, lợi ích cũng như quy trình hoàn chỉnh cho việc đăng ký thương hiệu.

Đăng ký thương hiệu là gì?

Đăng ký thương hiệu là thủ tục hành chính của một cá nhân hoặc tổ chức với cơ quan nhà nước, mà theo đó các nhân, tổ chức có quyền theo quy định của pháp luật nộp hồ sơ nhằm được ghi nhận tư cách là chủ sở hữu. Qua đó được thừa nhận và bảo hộ các quyền đối với thương hiệu của mình.

Hiện nay, pháp luật sở hữu trí tuệ chưa có quy định cụ thể thuật ngữ “bảo hộ thương hiệu” mà chỉ quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Bao gồm: Sáng chế; kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí; mạch tích hợp bán dẫn; bí mật kinh doanh; nhãn hiệu; tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Nhưng trên thực tế, nó có cũng có tính chất tương đối với bảo hộ thương hiệu. Vì cùng có chung mục đích được pháp luật bảo vệ nhằm nhận diện thương hiệu cho sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm: Chức năng của thương hiệu đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Đăng ký thương hiệu là gì?
Đăng ký thương hiệu là gì?

Vai trò của đăng ký thương hiệu

Thị trường biến động mang nhiều phức tạp và rủi ro, thì các doanh nghiệp hay công ty không được phép chủ quan. Đã có rất nhiều trường hợp mất trắng thương hiệu mà mình tốn công sức tạo dựng nên vì không được bảo hộ. Chính vì thế việc đăng ký đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn cả người tiêu dùng, cụ thể:

Đối với nhà kinh doanh, chủ doanh nghiệp

• Chứng minh được quyền sở hữu với tổ chức hay một cá nhân khác.

• Ngăn chặn hành vi xâm phạm, tranh chấp thương hiệu. 

• Độc quyền sử dụng thương hiệu tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

• Khẳng định giá trị của sản phẩm.

Cụ thể như trường hợp thương hiệu cà phê Trung Nguyên, từng suýt bị mất trắng bản quyền vì bị một công ty ở Mỹ nhanh chân đăng ký tại Tổ chức WIPO. Và để lấy lại thương hiệu Trung Nguyên phải mất tới 2 năm thương thảo thì công ty kia mới chấp thuận trả lại quyền bảo hộ và nhận làm đại lý phân phối. Qua câu chuyện này chúng ta có thể thấy, nếu không muốn mất tiền, mất quyền, công sức và thời gian thì nên đăng ký thương hiệu trước khi kinh doanh hàng hóa.

Click xem ngay: Lợi ích của phần mềm quản lý bán hàng đối với hoạt động kinh doanh thời công nghệ số.

Vai trò của đăng ký thương hiệu
Vai trò của đăng ký thương hiệu

Đối với khách hàng

Nhiều người cho rằng, việc đăng ký thương hiệu là nhiệm vụ và mang lại lợi ích cho mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với khách hàng, đây được xem như chứng cứ giúp đảm bảo được chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Yên tâm hơn trong quá trình mua sắm.

Quy trình đăng ký thương hiệu

Chuẩn bị hồ sơ

Để đăng ký thương hiệu, trước tiên người nộp đơn cần chuẩn bị giấy tờ và tài liệu tối thiểu như sau:

• Tờ khai mẫu theo quy định (Bạn có thể tải trên web của cục sở hữu trí tuệ Việt Nam).

• Mẫu nhãn hiệu muốn đăng ký: Tối thiểu là 07 mẫu với kích thước không quá 8×8 cm.

• Danh mục sản phẩm, dịch vụ muốn đăng ký.

Ngoài ra, trong trường hợp chủ sở hữu gồm nhiều người thì cần có thêm “Bản cam kết đồng chủ sở hữu”. Nếu mẫu nhãn hiệu muốn đăng ký tương tự với mẫu đã đăng ký trước đó của chủ thể khác, thì phải có “Văn bản đồng ý” của chủ thể đó. Hoặc trường hợp chủ sở hữu đăng ký dưới hình thức nhãn hiệu tập thể, vậy nhãn hiệu liên kết bắt buộc phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh,…

Xem thêm: Xu hướng bán hàng đa kênh 2021, bạn có đang đứng ngoài cuộc đua kinh doanh?

Những giấy tờ, tài liệu quan trọng cần chuẩn bị
Những giấy tờ, tài liệu quan trọng cần chuẩn bị

Quy trình đăng ký

Về cơ bản quá trình đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu cần trải qua 04 giai đoạn chính. Đó là:

• Giai đoạn thứ nhất: Thẩm định hình thức. Sau khi nộp hồ sơ thì trong vòng 1-2 tháng, Cục sở hữu trí tuệ sẽ thông báo về kết quả thẩm định.

• Giai đoạn thứ hai: Đăng công báo. Nếu có quyết định chấp nhận hồ sơ với nhãn hiệu thì sau 2 tháng, nhãn hiệu sẽ được đăng công báo trên trang đăng bạ Quốc gia thuộc web của Cục sở hữu trí tuệ. Bạn có thể cập nhật chi tiết tình hình đơn đăng ký của mình tại đây.

• Giai đoạn thứ ba: Thẩm định nội dung. Sau khi được chấp nhận về mặt hình thức, thì trong vòng 9-12 tháng, nhãn hiệu sẽ được thẩm định nội dung. Việc nhãn hiệu có được bảo hộ hay không sẽ được quyết định ở giai đoạn này.

• Giai đoạn thứ 4: Cấp văn bằng bảo hộ. Khi nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng mọi tiêu chuẩn bảo hộ thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cấp văn bằng bảo hộ. Lúc này, bạn chỉ cần hoàn thiện tiền lệ phí là hoàn tất. Còn nếu không đáp ứng được tiêu chí thì sẽ có quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hội nhãn hiệu.

Thông tin hữu ích: Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất – người trợ lý ảo đắc lực cho hoạt động kinh doanh của bạn.

Quy trình đăng ký phải trải qua 4 giai đoạn chính
Quy trình đăng ký phải trải qua 4 giai đoạn chính

Tổng kết

Tóm lại, đăng ký thương hiệu là hình thức không thể thiếu mà các cá nhân hay doanh nghiệp kinh doanh nào cũng cần phải có. Việc đăng kí này sẽ giúp doanh nghiệp thúc đẩy các hoạt động quảng bá cho thương hiệu, tạo niềm tin trong mối quan hệ giữa khách hàng và công ty. Đặc biệt là cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi của mình trước những hành vi “ăn cắp”.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

quần áo taobao

Đừng mơ tới thành công nếu chưa biết đến nguồn quần áo Taobao!

06/06/2020 6338

Bạn phát chán khi phải nhập đi nhập lại những mẫu cũ tại các chợ sỉ quần áo. Hàng ở các shop buôn có đẹp hơn nhưng giá lại quá đắt? Tìm hàng đẹp, giá cạnh tranh khó đến thế…

banner sidebar right
Los AngelesChủ đề hot