Giá vốn hàng bán là gì? Tính giá vốn hàng bán như thế nào chuẩn nhất?
Giá vốn hàng bán là gì? Hạch toán giá vốn như thế nào chuẩn nhất? Những khái niệm cơ bản đầu tiên mà người kinh doanh phải biết trước khi muốn phát triển cửa hàng của mình. Tính toán đúng giá trị của hàng hóa bán ra sẽ tối ưu hóa lợi nhuận, đem về nguồn thu nhập khủng nuôi sống cả hệ thống.
Khi thêm một sản phẩm mới vào kho hàng trên phần mềm bán hàng online Abit, bạn sẽ nhìn thấy ô trống ghi Giá vốn. Đây chính là dữ liệu cực kỳ quan trọng, bắt buộc phải có đối với mỗi loại hàng hóa. Nó có vai trò để hạch toán kinh doanh, giá trị tồn kho và làm căn cứ cho các kế hoạch bán hàng được chuẩn xác.
Giá vốn hàng bán là gì?
Giá vốn hàng bán (GVHB) hiểu theo một cách đơn giản chính là tất cả các chi phí được sử dụng để tạo ra sản phẩm. Nó là chi phí trực tiếp phát sinh từ việc sản xuất hàng hóa bán ra của doanh nghiệp. Hiểu theo nghĩa chuyên ngành thì đó là giá trị vốn của hàng bán đã tiêu thụ trong một khoảng thời gian cụ thể (trong một kỳ).
GVHB là một chỉ tiêu quan trọng trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ sở để tính toán chi phí vận hành doanh nghiệp để nhà đầu tư, phân tích, nhà quản lý ước tính được lợi nhuận sau thuế. Nếu Giá vốn hàng bán tăng, lợi nhuận thuần (net profit) sẽ giảm. Doanh nghiệp nếu muốn lợi nhuận cao hơn thì sẽ có xu hướng phải giảm giá vốn.
Giá vốn hàng bán bao gồm những gì?
Giá vốn hàng bán bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm. Tức là gồm chi phí của các vật liệu được sử dụng để tạo ra hàng hóa cùng với chi phí lao động trực tiếp được sử dụng để sản xuất hàng hóa. Bao gồm giá vốn hàng xuất kho, chi phí quản lý doanh nghiệp,chi phí bán hàng, chi phí tồn kho… được đầu tư vào cùng một thời gian cụ thể. Ngoài ra, giá vốn hàng bán không bao gồm các chi phí gián tiếp. Chẳng hạn như chi phí phân phối và chi phí lực lượng bán hàng.
Tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh và sự vận động của từng dòng sản phẩm mà kế toán sẽ đưa ra giá vốn của những sản phẩm đã bán ra. Sự hình thành giá và vốn sẽ có sự lên xuống khác nhau tùy từng thời điểm. Cùng một loại sản phẩm, bạn sẽ phải bỏ ra một lượng tiền vốn khác nhau trước khi đưa nó đến tay khách hàng. Như thế, giá vốn bán hàng tại điểm mua hàng và Giá vốn thực tế sẽ khác nhau.
Đối diện với sự thiên biến về giá, làm thế nào để bạn biết lượng tiền bạn bỏ ra có xứng đáng hay không? Lúc này bạn sẽ cần đến những công thức tính giá vốn hàng bán chuẩn nhất.
Công thức tính giá vốn hàng bán là gì?
Phương pháp thực tế đích danh
Theo phương pháp này, hàng hóa, nguyên vật liệu xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Điều này tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán. Thể hiện giá trị hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Còn giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó. Tuy nhiên, nó lại đòi hỏi điều kiện khắt khe với doanh nghiệp có ít mặt hàng. Hàng tồn kho phải có giá trị lớn, số lượng ổn định. Loại hàng tồn kho nhận phải nhận diện được thì mới sử dụng được cách tính này. Đối với những siêu thị, tạp hóa, cửa hàng có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.
Công thức tính FIFO (Nhập trước xuất trước)
Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá hàng nhập kho ở đầu kỳ. Còn giá trị hàng tồn kho được tính theo giá hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuồi kỳ còn tồn kho. Cách tính này chỉ áp dụng với các sản phẩm có hạn sử dụng hoặc các cửa hàng điện tử, điện máy, điện thoại vì rất khó tính toán, phức tạp. Ngoài ra, khi có lạm phát, cách tính này sẽ làm tăng thêm thu nhập ròng khiến doanh nghiệp phải đóng mức thuế thu nhập cao hơn.
Phương pháp bình quân gia quyền
Đây cũng là phương pháp tính giá vốn hàng bán phổ biến nhất đang được áp dụng trong phần mềm quản lý bán hàng Abit. Nhằm tính toán giá trị hàng tồn kho bình quân tức thời theo số lần nhập hàng.
Theo đó, giá vốn hàng bán được xác định dựa trên công thức sau:
MAC = ( A + B ) / C
Trong đó: MAC : Giá vốn của sản phẩm tính theo bình quân tức thời
+ A : Giá trị kho hiện tại trước nhập = Tồn kho trước nhập * giá MAC trước nhập
+ B : Giá trị kho nhập mới = Tồn nhập mới * giá nhập kho đã phân bổ chi phí
+ C : Tổng số lượng tồn = Tồn trước nhập + tồn sau nhập
Bạn có thể hiểu công thức trên một cách đơn giản hơn qua phép tính như sau: