Bounce Rate là gì? Giải pháp giảm tỷ lệ thoát trang trong một nốt nhạc
Bounce Rate là một trong những chỉ số quan trọng hàng đầu trong SEO. Dựa vào đây bạn sẽ đánh giá được chất lượng website của mình có tốt hay không? Đã thu hút khách hàng chưa?… Vậy Bounce Rate là gì? Làm sao để giảm tỷ lệ thoát trang? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.
Bounce Rate là gì?
Theo định nghĩa của Google, Bounce Rate (tỷ lệ thoát trang) là tỷ lệ phần trăm số session (lượt truy cập) chỉ truy cập 1 trang duy nhất của người dùng và không có thêm bất cứ tương tác nào khác trên trang. Nói cách khác, chỉ số này biểu hiện cho tỷ lệ người truy cập và thoát ra mà không xem tiếp bất cứ trang nào khác hoặc không click vào các đường link trên trang. Được sử dụng chủ yếu để đánh giá trải nghiệm người dùng, chất lượng website, thậm chí là điều hướng người dùng trong trang.
Bounce Rate được xem là chỉ số đo lường quan trọng trong Google Analytics và hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động SEO. Tuy nhiên nó lại khá ảo và dễ gây ra hiểu lầm. Bởi khi người dùng truy cập vào website mà không tìm được thứ mình muốn, họ sẽ thoát ngay ra. Khiến cho tỷ lệ Bounce Rate trung bình tăng cao.
Công thức tính Bounce Rate:
Trong đó:
• Number of bounces: Là số lần người dùng bỏ trang mà không có thêm bất kỳ tương tác nào khác.
• Total number of visits: Tổng số lần truy cập trang của người dùng.
Có thể bạn quan tâm: Lợi ích khi dùng phần mềm quản lý bán hàng mà nhà kinh doanh không nên bỏ qua.
Tỷ lệ thoát trang bao nhiêu thì tốt?
Trên thực tế, mọi website đều xảy ra tình trạng thoát trang. Tùy vào loại hình, lĩnh vực hoạt động, chất lượng website, tốc độ tải trang,… mà chỉ số này cao hoặc thấp. Rất khó để đưa ra một con số cụ thể, thế nhưng Bounce Rate nên nằm trong khoảng lớn hơn hoặc bằng 60%.
Đối với những website thuộc dạng cung cấp tin tức, được nhiều lượt truy cập vào mỗi ngày. Người xem có xu hướng đọc từ bài này sang bài khác nên Bounce Rate sẽ rất thấp. Ngược lại, hầu hết website được tìm kiếm trên Google hoặc thấy trên các trang quảng cáo thì tỷ lệ cao hơn nhiều.
Tỷ lệ thoát trang cao không phải lúc nào cũng xấu, và đôi lúc thấp cũng không phải là một tín hiệu khả quan. Nếu chỉ số Bounce Rate trên website của bạn cực thấp, chẳng hạn dưới 10% thì chắc chắn đã có vài vấn đề về kỹ thuật. Nguyên nhân có thể do tracking code gặp trục trặc, hoặc các vấn đề khác khiến cho nhiều hơn một GIF được gửi đến GA cho một single page visit. Do đó, GA không tính những lần truy cập này là thoát trang.
Click xem ngay: Giá phần mềm quản lý bán hàng – Làm sao để vừa kinh doanh hiệu quả, vừa tối ưu được chi phí?
Giải pháp giảm tỷ lệ thoát trang
Việc tối ưu Bounce Rate cho website vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ chuyển đổi cũng như đánh giá chất lượng của Google dành cho trang web của bạn. Vì vậy, hãy tham khảo qua những giải pháp đơn giản dưới đây để cải thiện Bounce Rate.
Thiết kế landing page đáp ứng mục đích tìm kiếm
Có 4 loại mục đích tìm kiếm phổ biến nhất cần đáp ứng đó là: thông tin, điều hướng, so sánh và giao dịch. Tùy thuộc vào hệ thống từ khóa truy vấn mà bạn tối landing page sao cho phù hợp. Nhờ đó mà giảm được đáng kể tỉ lệ thoát trang.
Làm nổi bật nút Call to Action (CTA)
Nếu landing page của bạn không có nút kêu gọi hành động Call to Action, hoặc nó được đặt ở vị trí không gây chú ý sẽ rất khó khiến cho người dùng ở lại website lâu hơn. Vì vậy, hãy thiết kế các chỉ dẫn rõ ràng, làm nổi bật nút CTA và điều hướng họ tới đó. Khi đó, bạn hoàn toàn có thể chỉ dẫn họ từ Heading hoặc Subheading.
Đừng bỏ lỡ: Tạo và thúc đẩy nhu cầu mua sắm của khách hàng online nhờ giải pháp phản hồi bình luận của khách hàng bằng tin nhắn. Bạn đã trải nghiệm chưa?
Chọn CTA liên quan đến landing page được điều hướng
Nút kêu gọi hành động Call to Action có thể đưa người dùng đến trang của bạn hoặc thoát ra ngoài ngay lập tức. Nó nên có dạng button, banner, video hoặc link trên website. Lưu ý rằng CTA oragnic search có thể được hiển thị dưới dạng title và description. Còn đối với CTA Google ads có thể ở dạng tiêu đề và mô tả của ads.
Xây dựng nội dung thu hút, dễ hiểu
Khi đã xây dựng được một Landing page đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng nhưng nội dung lại rời rạc, nhàm chán hay quá lan man. Đây là lý do khiến người dùng thoát ra và không muốn tốn thời gian trên trang của bạn. Trên thực tế, kể cả khi đã cung cấp được nội dung hữu ích, họ vẫn có thể bookmark trang để truy cập sau, khiến bounce rate tăng.
Vậy nên hãy chú trọng tới việc sáng tạo nội dung có thể đọc hiểu trong thời gian ngắn, trình bày rõ ràng, dễ theo dõi. Đặc biệt đừng quên những từ ngữ thu hút, kích thích tính tò mò.
Thiết kế landing page, cải thiện tốc độ load trang
Người dùng bị thu hút nhiều hơn bởi những thiết kế đẹp và ghét việc phải chờ đợi dù là chỉ vài giây. Nếu website mất trên 8 giây để load thì coi như bạn mất người dùng. Ngoài ra còn có các lý do khác như: Thiết kế web xấu, điều hướng kém, bố cục lộn xộn, quảng cáo quá nhiều, định dạng nhàm chán, thiếu thẻ tiêu đề,…
Dừng các kênh traffic có giá trị thấp
Nếu website của bạn có lượng traffic nhưng lại không hề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh cũng sẽ khiến người dùng thoát ngay sau khi truy cập vào. Để giảm Bounce Rate trên website, chúng ta nên xác định những nguồn traffic chất lượng kém và ngừng triển khai chúng. Thay vào đó hãy tập trung nguồn lực vào các từ khóa hoặc kênh có lượng traffic chất lượng.
Xem thêm: Nếu đang kinh doanh online trên Facebook, đừng bỏ qua Top phần mềm quản lý Fanpage chuyên nghiệp nhất.
Chúng ta vừa cùng nhau định nghĩa Bounce Rate là gì và cách tối ưu chỉ số này một cách hiệu quả. Chỉ với một vài sự thay đổi đơn giản chắc chắn rằng website của bạn sẽ có những dấu hiệu khả quan về lưu lượng truy cập cũng như tỷ lệ thoát trang. Hy vọng bài viết thực sự có ích với bạn.