Made in là gì? Điều kiện hàng hóa được công nhận Made in Việt Nam

12/04/2022 3516

Made in là gì? Khi toàn cầu hóa trở thành câu chuyện được mổ xẻ nhiều nhất trong kinh doanh thì việc xây dựng thương hiệu quốc gia lại càng trở nên quan trọng và cần được xem xét dưới nhiều góc độ. Vậy đâu là tiêu chuẩn để một sản phẩm được công nhận “Made in Việt Nam”?

Made in là gì? Made in Việt Nam là gì?

Hiểu theo cách đơn giản thì Made in là các chỉ dẫn về địa điểm tham gia quá trình sản xuất của một hàng hóa nhất định. Địa điểm này có thể là một quốc gia, đất nước hay một vùng lãnh thổ hoặc cũng có thể có nhiều quốc gia cùng tham gia vào sản xuất chung một loại hàng hóa.

Vậy thế nào là Made in Vietnam? Theo công thức tính của Bộ Công Thương đưa ra thì điều kiện đủ của hàng hóa Made in Việt Nam là hàng hóa có xuất xứ hoặc được sản xuất tại Việt Nam, với tỷ lệ giá trị gia tăng nội địa tối thiểu là 30%. Còn điều kiện cần là chúng phải vượt qua công đoạn gia công đơn giản.

Chẳng hạn như bột mỳ được nhập khẩu từ nước ngoài thì sẽ không được xem là hàng hóa của Việt Nam. Nhưng sau khi nó chuyển vào nhà máy, trải qua các công đoạn chế biến để tạo ra thành phẩm cuối cùng là bánh quy. Vậy bánh quy này trở thành một loại hàng hóa có mã số khác, tính chất khác biệt hoàn toàn với bột mỳ ban đầu. Nên nó được coi là hàng hóa của Việt Nam, hay nói cách khác là Made in Việt Nam.

Điều kiện để được công nhận Made in Việt Nam

Xu thế hội nhập ngày càng phát triển, mang lại nhiều tiềm năng trong kinh doanh. Tuy nhiên, không ít công ty Việt Nam đã lợi dụng điều này để “câu kết” với doanh nghiệp nước ngoài nhằm gian lận nơi xuất xứ. Vô hình chung tạo ra những ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng và đặc biệt là nền kinh tế nước nhà. Vì vậy, nhà nước đã ban hành một số điều lệ để hàng hóa được công nhận Made in Việt Nam, cụ thể là:

Sản phẩm hay hàng hóa có xuất xứ thuần túy

Sản phẩm có xuất xứ thuần túy là những hàng hóa được sản xuất hoàn toàn tại một quốc gia cụ thể nhưng phải đáp ứng các điều kiện:

• Cây trồng và các loại sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại Việt Nam.

• Loài vật sống được sinh ra và chăm sóc tại Việt Nam, hoặc các sản phẩm liên quan đến động vật sống.

• Các loại hàng hóa hay sản phẩm thu được từ đánh bắt, trồng trọt, săn bắt tại Việt Nam.

• Các loại khoáng sản tự nhiên được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, biển tại Việt Nam .

• Các sản phẩm khai thác hải sản ở ngoài vùng lãnh thổ phải được quốc gia khác cho phép và tuân thủ theo luật pháp quốc tế.

Ví dụ như vải thiều là loại quả tiêu biểu tại Việt Nam, chuyên được xuất khẩu ra nước ngoài như giống vải Lục Ngạn, vải Thanh Hà. Những loại sản phẩm này do chính người dân trồng, chăm sóc và thu hoạch, vì vậy khi xuất hàng chắc chắn có thể ghi “Made in Vietnam”.

Hàng hóa xuất xứ thuần túy là những sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tại Việt Nam
Hàng hóa xuất xứ thuần túy là những sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tại Việt Nam

Đối với sản phẩm hay hàng hóa có xuất xứ không thuần túy

Những hàng hóa có xuất xứ không thuần túy là các sản phẩm không được sản xuất toàn bộ trên lãnh thổ Việt Nam. Có nghĩa chúng chỉ trải qua giai đoạn gia công hay chế biến cuối cùng tại Việt nam làm thay đổi cơ bản tính chất của sản phẩm.

Chúng ta có thể dựa vào 2 tiêu chí cơ bản sau để xác định hàng hóa có xuất xứ không thuần túy:

– Chuyển đổi mã số hàng hóa: Được dùng để xác định nguyên vật liệu không có xuất xứ đã được gia công, chế biến đầy đủ tại Việt Nam hay không?

– Tỷ lệ phần trăm giá trị: Được xác định theo hai cách trực tiếp và gián tiếp. Trong đó cách trực tiếp thì hàng có giá nguyên liệu đầu vào xuất xứ ở Việt Nam chiếm 30% giá xuất xưởng được coi là hàng “made in Vietnam”. Đối với cách gián tiếp là giá xuất xưởng trừ đi giá nguyên liệu đầu vào mà không có xuất xứ Việt Nam.

 

Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy không được hoàn toàn sản xuất tại Việt Nam
Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy không được hoàn toàn sản xuất tại Việt Nam

Sự bùng nổ các sản phẩm trên thị trường hiện nay mang đến sự đa dạng nhưng cũng khiến người ta lo ngại. Vì vậy, để có thể hiểu hơn về xuất xứ sản phẩm thì người tiêu dùng và doanh nghiệp cần phải nắm chắc được “made in là gì” và những điều kiện được công nhận được xuất xứ Việt Nam. Hy vọng thông tin bài viết cung cấp thực sự hữu ích với bạn.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

kinh-doanh-kem-tuoi-0

Có nên kinh doanh kem tươi hay không? Cần đầu tư bao nhiêu vốn?

09/04/2021 6141

Món ăn giải khát không thể thiếu trong đời sống con người chính là kem. Khi mức sống con người ngày một tăng, nhu cầu thưởng thức kem tươi cũng khác xưa, các sản phẩm không chỉ đòi hỏi chất…

banner sidebar right
Los AngelesChủ đề hot