Nghệ thuật làm sếp con đường trở thành người sếp giỏi
Trở thành người đứng đầu một doanh nghiệp không phải chuyện ai cũng có thể làm được. Công việc này đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức và kể cả nghệ thuật của người lãnh đạo. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về nghệ thuật làm sếp và những yếu tố cấu thành nên nó.
Biết cách xây dựng định hướng
Một nhà lãnh đạo thất bại là khi không đưa ra được định hướng cụ thể cho doanh nghiệp. Khi đó, mọi nỗ lực quản lý đều trở nên vô nghĩa. Giống như việc bạn lạc giữa khu rừng, nếu không biết đi về đâu thì dù có gắng sức đến cỡ nào cũng chỉ là công cốc. Bởi vậy, điều đầu tiên và cấp thiết nhất đó chính là xây dựng định hướng, mục tiêu cần đạt được. Sau đó mới có thể lên kế hoạch chi tiết và bắt tay vào thực hiện.
Định hướng không chỉ là yếu tố thể hiện năng lực tố chất của nhà lãnh đạo. Ngoài ra, còn quyết định phần lớn tới vận mệnh của doanh nghiệp. Vì vậy hãy thật sáng suốt trong từng đường đi nước bước. Biết cách đánh giá tình hình hiện tại, đón đầu xu hướng trong tương lai. Qua đó dự đoán những rủi ro có thể xảy đến và đề ra các phương án dự phòng cần thiết.
♦ Tìm hiểu thêm: Hiểm họa phía sau công cụ phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất trong kinh doanh
Xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng
Có thể nói, việc khó nhất của nhà lãnh đạo là tìm kiếm và quản lý đội ngũ nhân sự. Bởi phát hiện, đào tạo được một người vừa giỏi về chuyên môn, có bản lĩnh, đạo đức và hết lòng vì công việc là không hề dễ. Bên cạnh đó, họ còn phải biết cách giao việc sao cho phù hợp. Vừa duy trì được tính công bằng, vừa đảm bảo được tiến độ công việc diễn ra đúng kế hoạch.
Nhà lãnh đạo giỏi luôn biết cách tạo cơ hội để giúp nhân viên của mình phát triển. Nếu có xảy ra sai phạm sẽ cho họ điều kiện để khắc phục và sửa sai. Một yếu tố không kém phần quan trọng nữa đó chính là đánh giá năng lực và hiệu quả công việc. Giúp nhân viên cảm thấy mọi công sức bỏ ra đều được ghi nhận. Tiếp thêm động lực để họ cố gắng, nỗ lực cho những nhiệm vụ trong tương lai. Đây cũng là cách giúp nhà lãnh đạo giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp.
Văn hóa công ty, xem thêm: Bí quyết nâng cao kỹ năng giao tiếp nơi công sở không thể bỏ qua
Nghệ thuật lắng nghe nhân viên
Nhiều người sẽ nghĩ việc này là không cần thiết. Bởi bỏ tiền ra thuê nhân viên là để làm việc chứ không phải để nuông chiều hay tốn thời gian quan tâm tới họ. Nhưng suy nghĩ này lại là lưỡi dao sắc đang dần cứa đứt sợi dây liên kết trong doanh nghiệp. Nếu lãnh đạo không quan tâm, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân viên. Đồng nghĩa với việc họ đang xây dựng nên những vách ngăn vô hình. Khiến cho việc xử lý nhiệm vụ, trao đổi thông tin giữa cấp dưới và sếp trở nên khó khăn hơn. Một khi không hiểu rõ về đội ngũ nhân sự. Bạn cũng khó mà tìm được cách điều hành phù hợp và hiệu quả.
Hãy tạo thật nhiều cơ hội để nhân viên có thể chia sẻ tâm tư, tình cảm của họ. Chẳng hạn như một cuộc trao đổi nhỏ sau giờ làm, bữa tiệc tối, tiệc của công ty, trong các hoạt động tập thể, dã ngoại,… Dành thời gian để lắng nghe nhiều hơn. Biết đâu bạn lại tìm ra những ý tưởng tuyệt vời cho cách quản lý của mình.
Nghệ thuật quản lý thời gian
Trở thành lãnh đạo, đồng nghĩa với việc bạn gánh trên vai hàng trăm trọng trách, hàng ngàn nhiệm vụ cần xử lý. Trong khi đó, thời gian không vô hạn, ngược lại, nó còn là nguồn tài nguyên vô giá. Chính vì vậy, việc tổ chức và phân bổ thời gian là điều mà bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng phải làm. Bạn cần xác định được mức độ quan trọng, tính chất công việc, thời hạn hoàn thành để đưa ra được một khoảng thời gian hợp lý. Khi có kế hoạch cụ thể, bạn sẽ biết cách ưu tiên cho những nhiệm vụ cấp bách trước. Tránh tình trạng bỏ sót công việc cần phải làm.
♦ Tìm hiểu thêm: Phần mềm quản lý bán hàng là gì? Có hữu ích trong kinh doanh của doanh nghiệp
Chúng ta vừa tìm hiểu qua những yếu tố tạo nên nghệ thuật làm sếp. Đây chính là những điểm quan trọng và mấu chốt mà một nhà lãnh đạo cần phải có. Hy vọng bài viết có thể mang lại góc nhìn mới và hỗ trợ cho quá trình điều hành của bạn.