Nhận diện thương hiệu là gì? Thông tin tiêu biểu mà bạn nên bỏ túi
Làm thế nào để nhận biết được thương hiệu trên thị trường hiện nay, cũng giống như trong một biển người làm sao nhận biết được bạn. Hãy tìm hiểu nhận diện thương hiệu là gì? Vì chúng sẽ giúp các doanh nghiệp nắm được một số thông tin tiêu biểu mà bạn cần bỏ túi.
1. Nhận diện thương hiệu là gì?
Nhận diện hay nhận biết thương hiệu là gì? Đều là khái niệm chỉ những yếu tố có thể nhìn thấy và tạo cho khách hàng sự liên tưởng tới thương hiệu. Thông qua những yếu tố này để có thể đánh giá tiêu chí và mức độ nhận biết thương hiệu đang ở mức độ nào.
Nhận diện thương hiệu là tất cả những gì mà doanh nghiệp muốn người tiêu dùng biết về mình. Chẳng hạn như: Sản phẩm hay dịch vụ họ đang cung cấp, lợi thế cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, thông điệp truyền tải, … Và hình ảnh thương hiệu là những cảm nhận của khách hàng về thương hiệu đó. Chính vì thế vai trò của hệ thống nhận diện thương hiệu ngày càng quan trọng.
Đừng bỏ qua: Khám phá những lý do và các bước bảo vệ thương hiệu chính xác nhất
2. Vai trò của hệ thống nhận diện thương hiệu là gì?
Hệ thống nhận diện thương hiệu dùng để phân biệt các sản phẩm cho người tiêu dùng. Ngoài ra chúng còn mang nhiều vai trò khác, phải kể đến:
– Phương tiện truyền đạt giá trị của doanh nghiệp: Mỗi một thương hiệu được tạo ra đằng sau nó đều mang ý nghĩa. Mà doanh nghiệp muốn truyền tới cho khách hàng. Như chất lượng sản phẩm, mục tiêu thương hiệu, …
– Tạo ra sự khác biệt và nổi bật: Tất nhiên không ai muốn giống ai cả. Một thương mạnh sẽ giúp doanh nghiệp tách với đối thủ cạnh tranh khác.
– Giúp người dùng dễ nhớ: Không có một thương hiệu nào tồn tại lâu trong tâm trí khách hàng nếu như chúng không có điểm khác biệt. Đó cũng lý giải vì sao mà khi nhắc đến Chanel người ta nghĩ ngay đến hai chữ C ngược. Có thể nói chanel đã cực kì thành công trong việc định vị sản phẩm của mình trong tâm trí người dùng. Ở bất kì nơi nào, ở đâu, chỉ cần xuất hiện 2 chữ C ngược là có thể nhận diện được ngay sản phẩm của Chanel.
– Tăng giá trị doanh nghiệp: Thương hiệu càng lớn và chuyên nghiệp. Thì độ tin tưởng và sự trung thành của người tiêu dùng càng cao. Điều này từ sự nhận thức của khách hàng tạo ra giá trị.
– Lợi thế cạnh tranh: Một công ty có hệ thống thương hiệu hoàn thiện và đồng nhất chắc chắn sẽ gây cảm tình cho các nhà đầu tư. Không những thế, các nhà cung ứng nguyên vật liệu cũng sẽ tạo môi trường tốt nhất. Mà đối thủ không có.
– Tiết kiệm chi phí quảng cáo: Khi đã có bộ nhận diện đầy đủ thì bạn không cần phải chú tâm nhiều đến tiếp thị cho chúng mà người khác vẫn biết đến.
♦ Tìm hiểu thêm:
Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh – Giúp bạn kinh doanh nhàn thân, nhẹ đầuPhần mềm quản lý bán hàng là gì? Tại sao nên sử dụng nó trong kinh doanh
3. Các cách thức nhận diện thương hiệu là gì?
Nhận diện thương hiệu đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy các cách thức để nhận diện thương hiệu là gì?
3.1. Nhận biết thông qua màu sắc và logo
Có thể nói màu sắc là yếu tố dễ nhận biết nhất và cũng quen thuộc với tất cả mọi người. Chúng ta có thể nhìn qua một số thương hiệu điển hình như: màu đỏ là của thương hiệu Coca-cola. Màu xanh da trời của BIDV. Màu đen của Adidas, …
Logo là một hình ảnh hay biểu tượng. Chúng không dùng để bán hàng hay mô tả doanh nghiệp. Mà dùng để phân biệt. Logo càng đơn giản, độc đáo thì càng dễ nhớ.
3.2. Tem nhãn và bao bì sản phẩm
Bao bì đẹp phù hợp với sản phẩm hay dịch vụ bạn đang kinh doanh. Chúng sẽ thu hút được sự chú ý khách hàng nhiều hơn. Bởi chúng gây được ấn tượng mạnh và làm họ có thiện cảm với thương hiệu.
Để thể hiện sự chuyên nghiệp và giá trị của doanh nghiệp thì thông thường trên bao bì sẽ luôn kèm theo một hình ảnh tượng trưng của thương hiệu. Sự kết hợp này sẽ tạo tính đặc sắc và độc đáo cho bộ nhận diện.
3.3. Bộ nhận diện thương hiệu
Là bao gồm tất cả những yếu tố thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Chúng được biểu hiện qua một số nhóm cụ thể như sau:
– Nhận diện văn phòng: bao gồm logo văn phòng, bút, phong bì văn thư, bút viết, tài liệu, hóa đơn, thẻ nhân viên, đồng phục…
– Nhận diện ngoài trời: Ô, mũ, áo mưa, xe chở hàng, bảng hiệu dọc/ngang, nhãn mác,…
Xem thêm: Giải mã khái niệm- chiến lược- phương pháp định vị thương hiệu
Tổng kết
Để xây dựng hệ thống nhận diện thành công. Thì các doanh nghiệp phải thực hiện chiến lược Marketing nhận diện thương hiệu cụ thể như: Profile doanh nghiệp, tờ rơi, các văn bản tài liệu, Catalogue, Brochure dự án, … Nếu doanh nghiệp vẫn chưa thực sự nhận được nhiều tương tác từ khách hàng thì cần phải xem lại những yếu tố trên.
Tóm lại, để khách hàng có thể ghi nhớ tốt thương hiệu của mình. Thì doanh nghiệp phải xây dựng bộ nhận diện độc đáo. Nhưng để xây dựng được thì công ty cần phải hiểu nhận diện thương hiệu là gì và những kiến thức cơ bản. Hãy lưu ý rằng việc tạo dựng hệ thống nhận diện là phần quan trọng nhất trong việc quản trị thương hiệu mạnh.