Quản lý dòng tiền là gì? Cách quản lý dòng tiền chuyên nghiệp nhất
Tiền không chỉ là một công cụ trao đổi mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của hoạt động kinh doanh. Khi kiểm soát tốt yếu tố này, mọi quy trình trong tổ chức sẽ được diễn ra thông suốt và thuận lợi. Do đó, bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quản lý dòng tiền là gì và những phương pháp quản lý hiệu quả nhất.
Quản lý dòng tiền là gì?
Trước khi tìm hiểu về quản lý dòng tiền, bạn cần phải nắm rõ được dòng tiền là gì? Hiểu theo cách đơn giản thì dòng tiền chính là lượng tiền ra-vào của hàng. Xét theo hình thức thì dòng tiền được chia làm hai chiều: Tiền thu được nhờ vào các hoạt động mua hàng của người tiêu dùng, và tiền phải bỏ ra để chi trả cho các chi phí liên quan (tiền hàng, lương nhân viên, chi phí vận hành, tiền mặt bằng, điện nước,…). Còn xét theo thời hạn phát sinh lại có dòng tiền dài hạn và ngắn hạn.
Như vậy có thể thấy, quản lý dòng tiền chính là quản lý các khoản thu-chi của cửa hàng. Khi hạn chế hoặc làm chậm quá trình chi tiêu và huy động hoặc làm tăng tốc được các khoản thu về thì việc quản lý được xem là mang lại hiệu quả.
Dù bạn đang điều hành một công ty lớn hay chỉ là cửa hàng nhỏ thì quản lý dòng tiền cũng là vấn đề sống còn. Trong kinh doanh, dòng tiền vận động liên tục, do đó đảm bảo được sự ổn định của nó chính là yếu tố quan trọng quyết định mức độ an toàn hay nguy hiểm của doanh nghiệp. Thêm vào đó, việc kiểm soát tốt sẽ giúp cho mọi hoạt động được ổn định, giảm thiểu các chi phí, đảm bảo lợi nhuận, là cơ sở để đưa ra các chiến lược phát triển trong tương lai.
Cách quản lý dòng tiền chuyên nghiệp nhất
Chọn đúng khách hàng và đối tác
Tình trạng khá phổ biến hiện nay đó là không ít doanh nghiệp bị kẹt giữa những món nợ xấu khó đòi từ khách hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do các mối làm ăn với đối tượng không đủ năng lực thanh toán. Điều mà đáng lẽ cần được cân nhắc cẩn thận trước khi tham gia hợp đồng hay giao dịch nào đó. Người ta thường đề cao vai trò của khách hàng trong việc “nuôi sống” doanh nghiệp. Tuy nhiên chính họ cũng có thể trở thành con dao hai lưỡi chặt đứt sự tồn tại của doanh nghiệp.
Vậy làm sao để “chọn mặt gửi vàng?”. Bạn nên đánh giá năng lực kinh doanh của từng đối tượng, môi trường kinh doanh trong lĩnh vực đó như thế nào, tình trạng khách hàng ra sao,… Khai thác được càng nhiều thông tin thì khả năng rủi ro càng thấp. Đặc biệt cần phải thiết lập các quy định thanh toán khi mua bán, gắn liền với quy định pháp luật. Nhằm ràng buộc khách hàng cũng như đảm bảo an toàn cho bạn.
Giải phóng hàng tồn kho
Hàng tồn kho được xem như “điểm đen” của dòng tiền. Giải quyết tốt được vấn đề này, bạn sẽ giải phóng được nguồn vốn bị ứ đọng. Ngược lại, để càng lâu thì nó sẽ gây ra nhiều hao hụt, thất thoát, giảm chất lượng sản phẩm và đặc biệt là có khả năng trở thành nguồn “vốn chết”.
Do đó, trước khi sản xuất hay nhập hàng hóa, bạn cần dự đoán được nhu cầu của thị trường, ước chừng số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp có thể tiêu thụ, phân tích đối thủ cạnh tranh. Việc dự báo cần phải đạt được mức độ chính xác tương đối và liên tục. Ngoài ra, cần có các phương án quản lý kho chặt chẽ và hiệu quả.
Tối ưu quy trình quản lý
Khi quy trình quản lý được tối ưu, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhiều khoản chi phí dư thừa, loại bỏ bớt những khâu chồng chéo, không cần thiết. Bên cạnh đó một quy trình quản lý chặt chẽ sẽ giúp gia tăng hiệu quả kinh doanh, giảm thiểu các rủi ro không đáng có.
Một trong những giải pháp quản lý tối ưu và chuyên nghiệp nhất hiện nay phải kể đến phần mềm quản lý bán hàng Abit. Đây được xem như “người trợ lý ảo” hỗ trợ toàn bộ quy trình kinh doanh. Có khả năng đồng bộ và tự động trong nhiều công đoạn. Nhằm hạn chế tối đa sức người, giảm thiểu chi phí nhân lực, tránh các sai sót không đáng có. Đặc biệt, Abit còn cung cấp những tính năng ưu việt trong việc quản lý dòng tiền, mang đến cho người dùng cái nhìn chi tiết nhất về hiệu quả đạt được. Cung cấp kịp thời nguồn dữ liệu quan trọng để dự đoán xu hướng, sự vận hành của dòng tiền.
Dự phòng cho những khoản đầu tư lớn
Nếu bạn đang có dự định mở rộng quy mô, hoặc lấn sang các thị trường mới, kinh doanh sản phẩm mới hay đầu tư thêm để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Thì việc không thể bỏ qua chính là dự trù một khoản ngân sách để đáp ứng được nhu cầu đó. Thay vì đầu tư toàn bộ vào nguồn hàng để rồi phải đau đầu với những khoản lỗ không ngờ tới.
Bạn cũng cần lập ra một kế hoạch dài hạn để phát triển quy mô. Tính đến phương án nhập thêm nhiều mặt hàng mới để tăng tính đa dạng và mức độ cạnh tranh cho cửa hàng. Thậm chí, bạn hoàn toàn có thể lấn sân sang một lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới. Nguồn kinh phí dự phòng từ kế hoạch tài chính dài hạn sẽ giúp ích khá hiệu quả mà không cần phải vay vốn.
Chúng ta vừa cùng tìm hiểu quản lý dòng tiền là gì và những phương pháp quản lý hiệu quả nhất. Duy trì một dòng tiền “khỏe mạnh” chính là đang đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào. Hy vọng bài viết thực sự hữu ích với bạn. Chúc các bạn thành công.