Đặt tên nhãn hiệu như thế nào để không bao giờ bị lãng quên?
Nhiều doanh nghiệp thường cho rằng nếu họ có sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng thì việc họ được gọi là gì không quan trọng. Tuy nhiên họ không biết rằng đặt tên nhãn hiệu chính là một quyết định quan trọng trong việc tạo ra nhận thức thương hiệu, cải thiện độ phủ sóng và chiếm được sự tin tưởng của đối tượng mục tiêu. Thật không may, suy nghĩ về chiến lược đặt tên của các công ty không phải lúc nào cũng đúng.
Vậy đặt tên nhãn hiệu thế nào để không bao giờ bị lãng quên?
1. Vì sao phải đặt tên nhãn hiệu?
Làm thế nào để người tiêu dùng luôn nhớ đến sản phẩm của mình? Một câu hỏi luôn xoay quanh của những người làm kinh doanh. Ngoài tất cả những yếu tố như hình ảnh, quảng cáo, logo, biểu tượng, … thì đặt tên nhãn hiệu cũng rất quan trọng.
Nhờ vào sự phát triển của công nghệ thì các sản phẩm/ dịch vụ mọc lên như “nấm”, giá cả hoặc cách chăm sóc khách hàng có thể tốt hơn khiến người tiêu dùng không nhớ đến bạn. Và cái tên nhãn hiệu sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề này, cụ thể:
– Giúp phân biệt các sản phẩm hay dịch vụ với các đối thủ: Doanh nghiệp tạo ra sản phẩm mục đích chính hướng tới khách hàng và tên nhãn hiệu là cái sẽ giúp họ nhận biết dễ dàng hơn so với các đối thủ của bạn
Ví dụ thực tế, theo thống kê thì Coca- Cola có tới những 15 nhãn hiệu. Vậy làm sao để thương hiệu nổi tiếng với đồ uống không cồn này phân biệt được chúng? Hay thương hiệu Vinamilk cũng có tới 8 nhãn hiệu. Chính cái tên không chỉ giúp doanh nghiệp nhận biết mà còn giúp người tiêu dùng phân biệt nó.
– Tạo giá trị cho doanh nghiệp: Giá trị được nhắc đến ở đây là tạo ra đội nổi tiếng về chất lượng sản phẩm và đem lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Bạn có thể chưa biết, trung bình mỗi ngày Coca-Cola có thể bán được hơn 1 tỷ loại đồ uống và mỗi giây có hơn 10.000 người sử dụng. Tất cả đêu nhờ vào chiến lược việc đặt tên và xây dựng nhãn hiệu của Coca-Cola tạo ra số lượng bán “khủng” như vậy.
2. Cách đặt tên nhãn hiệu không bao giờ bị lãng quên
Đặt tên theo khởi nguồn sản phẩm
Tất nhiên ý tưởng các sản phẩm có trước rồi mới đến đặt tên nhãn hiệu mới có sau. Vì vậy hãy đặt một cái tên mà chúng có thể truyền tải các thông điệp của nhãn hiệu. Để cho thuận tiện hơn thì nên kết nối với người tạo ra sản phẩm, người sáng lập. Hoặc nếu quá khó diễn tả thì có thể sử dụng tên của nguyên liệu chính, thành phần nổi bật làm ra chúng..
Như một loạt các nhãn hiệu như Heineken, Warner Bros, Nhà may Vinh,… là tên những người sáng lập doanh nghiệp hay tạo ra sản phẩm. Hay Coca-Cola là một trong những nhãn hiệu nước ngọt hàng đầu thế giới, được xuất phát từ tên lá Coca và hạt Cola, hai thành phần tạo nên chúng.
Đặt tên theo đặc điểm ngành nghề/lĩnh vực kinh doanh
Với những thương hiệu mới, chưa phổ biến rộng rãi thì có một gợi ý tốt cho bạn là đặt theo lĩnh vực kinh doanh. Để khi người tiếp nhận đọc lên có thể hình dung ngay ra thương hiệu này bán cái gì. Điều này là lựa chon tuyệt vời trong việc rút ngắn thời gian và tối ưu chi phí truyền thông. Điều này khá phổ biến trong việc đặt tên cho cho các nhãn hiệu ở tập đoàn lớn.
Ví dụ: Yếu tố thể hiện ngành nghề trong tên các thương hiệu giáo dục bằng cách sử dụng tiếp tố “edu” như Eduzone, Ocean Edu, Hope Education…;
Trong lĩnh vực bất động sản thường gắn với “Land” như Capitaland, Nova Land, Phuc Hung Land…;
Lĩnh vực sữa có Vinamilk, TH True milk, Vinasoy…
Giá trị sản phẩm mà bạn hướng tới
Sản phẩm mà bạn tạo ra sẽ đem lại lợi ích gì cho người tiêu dùng và điểm khác biệt của nhóm sản phẩm này với nhóm sản phẩm khác là gì? Cái tên chính là giá trị thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải cho khách hàng.
Một ví dụ điển hình Vinamilk có 8 nhãn hiệu trên thị trường hiện nay. Tất cả sản phẩm trong nhóm nhãn hiệu này đều hướng tới là sức khỏe và làm đẹp của con người. Vậy giá trị sản phẩm hướng tới ở đây có phải là mục đích và nhu cầu của người sử dụng?
Đặt mình vào khách hàng
Đặt tên nhãn hiệu ai sẽ người tiếp cận? Hãy thử đặt mình là vị trí người tiêu dùng cảm nhận chúng có thực sự gây sức hút không.
Ngoài những tiêu chí đặt tên trên, bạn cũng cần đặc biệt chú ý các điểm sau: Đặt tên trọng tâm, khác biệt, tùy ý, sáng tạo nhưng cũng phải đơn giản, phổ biến. Ngoài ra, tên còn phải dễ nhớ, dễ hiểu, đặc biệt mang tính chất thoải mái và tràn đầy năng lượng. Để đạt được hiệu quả cao hơn thì mỗi một cá nhân hay tổ chức phải luôn cập nhật được những xu hướng của thị trường
Lưu ý: Đặt tên phải đúng tiêu chuẩn, không bị trùng lặp để khi đăng ký nhãn hiệu dễ dàng. Việc đăng ký này sẽ được cơ sở pháp lý bảo hộ.
Một số ví dụ về sự đơn giản trong đặt tên nhãn hiệu.
– Đặt tên dài nhưng dễ nhớ tốt hơn tên ngắn nhưng khó nhớ. Đặc biệt là sản phẩm bán ở thị trường Việt thì nên ưu tiên tên tiếng Việt để dễ đọc dễ nhớ. Trừ một số trường hợp tên thương hiệu mĩ phẩm – nước hoa – trang sức phân khúc cao cấp, sang trọng.
– Tên thương hiệu nên chứa các nguyên âm o, a, i, e. Hãy nhìn vào Honda, Yamaha, Coca Cola, Amazon, Mercedes, Audi, Virgin, Motorola, Lenovo… Các nguyên âm sẽ giúp mặt chữ đẹp hơn, tên cân đối, dễ đọc và dễ nhớ.
– Âm sắc khi đọc tên cũng cần mang độ trung tính. Tránh những âm sắc khúc khuỷu, lên xuống quá sẽ khiến bị rối.
Tránh những liên tưởng tiêu cực về mặt âm, nghĩa
Đây là trường hợp đã từng xảy ra tại hãng xe Mazda. Năm 1991, Mazda đã tung ra dòng sản phẩm có tên gọi Laputa tại Tây Ban Nha. Tuy nhiên trong tiếng bản địa “Puta” lại mang nghĩa là “gái mại dâm”. Hoặc như mì Sagami tại Việt Nam thì rất bình thường. Ấy vậy mà thật không may khi trùng với tên của thương hiệu bao cao su Sagami tại Nhật. Hay hãng bia nổi tiếng Corona đã một phen “điêu đứng” năm 2020-2021. Lý do vì nó trùng tên với con viruss gây ra đại dịch Corona toàn cầu.
Để tránh trường hợp tương tự xảy ra, trước khi quyết định đặt tên cần nghiên cứu kĩ về thị trường. Nếu chẳng may phát hiện bị trùng thì cần gấp rút đổi sang tên khác. Tránh để một sai lầm nhỏ phá hỏng công sức của nhiều năm xây dựng.
Đặt tên nhãn hiệu theo phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu
Dù bạn đặt tên thế nào thì khách hàng vẫn là đối tượng cần quan tâm nhất. Vì thế cần tên thương hiệu phù hợp và gần gũi nhất với phân khúc và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Hãy tự đặt ra những câu hỏi như sau:
– Tên bằng tiếng Anh có phù hợp với người Việt phân khúc thấp cấp không?
– Tên tiếng Việt liệu có thể thành công ở phân khúc người nước ngoài hay không?
– Với đặc thù khách hàng tiềm năng bạn hướng tới thì thương hiệu như vậy đã dễ chấp nhận hay chưa?
Ở tầng lớp bình dân thì tên cần hướng tới sự đơn giản, dễ nhớ nhất. Đặc biệt là dù người lao động, nông thôn hay thành thị, học vấn cao hay thấp đều có thể đọc được. Ngược lại nếu thương hiệu của bạn định vị ở phân khúc cao cấp, có nhiều tiền. Đặc biệt là ở một số ngành đặc thù như trang sức, thời trang cao cấp… thì tên cả âm cả chữ cần tạo được cảm giác chuyên nghiệp, sang trọng, đẳng cấp vượt trội. Điều này sẽ đánh vào tâm lý những người “đặc biệt” muốn sở hữu những sản phẩm “khác biệt” hơn số đông.
Tên nhãn hiệu là một phần không thể thiếu của doanh nghiệp. Đặt tên như thế nào để người tiêu dùng luôn nhớ đến bạn là cả một nghệ thuật và cũng rất nan giải. Hy vọng những thông tin trên sẽ phần nào giúp bạn giải bài toán khó này. Gia tăng thêm niềm tin chinh phục thị trường tiềm năng tốt nhất. Chúc bạn thành công.