Tư tưởng làm chủ sai lầm đang ngầm giết chết những ông chủ mới
Có không ít chủ doanh nghiệp đang giữ suy nghĩ của một người làm công. Cũng không ít người tự cho mình là cái rốn của vũ trụ. Tuy nhiên họ hoàn toàn không nhận ra thói quen tai hại này của mình bởi tư tưởng làm chủ sai lầm. Vậy họ đang sai ở đây và cần điều chỉnh như thế nào.
Làm chủ là sướng
Đây là suy nghĩ phổ biến của những người từng làm thuê trước khi bắt đầu khởi nghiệp. Cái khao khát làm chủ lớn đến nổi khi đạt được rồi vẫn không bỏ được thói quen này. Trong tiềm thức của họ đã được lập trình sẵn rằng một khi trở thành chủ sẽ tự do, nhiều lựa chọn, tự chủ, cân bằng cuộc sống, bảo đảm tài chính hơn. Và đặc biệt là có thể làm tốt hơn người sếp cũ. Tuy nhiên, thực tế và suy nghĩ lại hoàn toàn khác nhau. Họ không lường trước được rằng trên cương vị là người đứng đầu một doanh nghiệp đồng nghĩa với khối lượng công việc, trách nhiệm, vai trò và kể cả áp lực đều nhiều hơn. Nguồn thu nhập cũng không hề ổn định. Nếu công ty làm ăn phát triển thì không sao, nhưng khi sa sút rất có thể họ sẽ phải đứng trước nguy cơ mất trắng.
Chính vì vậy, suy nghĩ làm chủ là sướng hoàn toàn là một sai lầm. Không có bất cứ công việc nào là sướng. Bạn phải học cách đánh đổi và hy sinh mới có thể đạt được thành công.
♦ Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về phần mềm quản lý bán hàng – công cụ hỗ trợ trong kinh doanh của doanh nghiệp
Làm chủ là có quyền
Đúng vậy, làm chủ đồng nghĩa với việc nắm trong tay quyền lực. Tuy nhiên, bạn phải biết được giới hạn của mình ở mức nào. Quyền hạn của người làm chủ dừng lại ở việc chỉ đạo, giao nhiệm vụ và điều hướng nhân viên. Nhưng đôi khi nhiều người lại có xu hướng “vượt rào”. Tức là quản lý quá khắt khe đến những vấn đề ngoài công việc hoặc bóc lột sức lao động của người khác. Họ được gọi là những ông chủ độc tài, độc đoán. Họ có thể thành công, nhưng chắc chắn một điều rằng sẽ không có những người cộng sự trung thành.
Ngoài ra, họ thường đánh giá quá cao khả năng của bản thân, không nhìn nhận đúng về nguồn lực và khả năng mà mình đang có. Điều này rất dễ dẫn đến những quyết định liều lĩnh và sai lầm.
Tầm nhìn và định hướng lạc hậu
Khi mới tách ra để thành lập công ty riêng, người làm chủ thường bị ảnh hưởng bởi phương hướng và cách thức hoạt động của công ty cũ. Tuy nhiên, họ là doanh nghiệp hoàn toàn mới, sức ảnh hưởng và độ cạnh tranh hoàn toàn thua kém. Vậy giữa hai doanh nghiệp hoạt động như nhau, nếu bạn là khách hàng bạn sẽ chọn bên có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề hay bên mới chập chững những bước đầu tiên?
Thực tiễn này bắt buộc người làm chủ phải thay đổi tư duy cũng như tầm nhìn chiến lược. Tạo cho mình hướng đi riêng, cách thức họat động riêng và không ngại thay đổi.
♦ Tìm hiểu thêm: Cách sử dụng phần mềm bán hàng để cải thiện hiệu quả kinh doanh
Thiếu kinh nghiệm quản lý
Khi còn là nhân viên, công việc của bạn chỉ đơn thuần là hoàn thành đúng chỉ tiêu được giao. Tuy nhiên, khi làm chủ thì không còn đơn giản như vậy. Bắt buộc bạn phải biết cách điều hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Từ tài sản, hiệu quả công việc, nhân sự, các mối quan hệ làm ăn,… Khi thiếu kinh nghiệm quản lý, mọi thứ sẽ không được sắp xếp một cách hợp lý. Nhân viên không nắm rõ định hướng công việc là gì. Kéo theo kết quả công việc giảm sút.
Làm chủ là được hưởng những đặc quyền riêng
Thực chất, làm chủ cũng phải phấn đấu vì lợi ích chung của doanh nghiệp như nhân viên. Chỉ khác ở mức độ cao cấp hơn. Nếu muốn xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp và tích cực, việc đặt ra những chế tài là chưa đủ. Đòi hỏi bạn phải trở thành tấm gương sáng cho nhân viên. Bằng cách thực hiện theo đúng nội quy mà doanh nghiệp đã đề ra. Điều này sẽ giúp cho các thành viên tự giác, tập trung và nghiêm túc làm việc hơn.
♦ Tìm hiểu thêm: Phần mềm Abit – công cụ hỗ trợ quản lý nhân viên từ xa
Khi mới chập chững khởi nghiệp, rất nhiều người sẽ có tư tưởng làm chủ sai lầm. Điều này nếu không sửa chữa sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng về sau. Hãy trở thành người đứng đầu tỉnh táo, biết nhìn nhận và sẵn sàng thay đổi. Hy vọng bạn có thể đảm đương tốt vị trí của mình.