Xuất xứ sản phẩm là gì? Những thông tin cơ bản bạn cần phải biết
Sự đa dạng sản phẩm trên thị trường hiện nay khiến người dùng hoang mang trong việc phân biệt giữa “thật” và “giả”. Một trong những yếu tố quan trọng để xác định là dựa vào nguồn gốc sản phẩm. Vậy xuất xứ sản phẩm là gì?
1. Khái niệm xuất xứ sản phẩm là gì?
Xuất xứ hàng hóa là một vùng, lãnh thổ hay đất nước tạo ra hàng hóa hoặc là địa điểm thực hiện các quy trình chế biến thuộc công đoạn cuối cùng của hàng hóa ( Có trường hợp nhiều nước tham gia vào công đoạn này).
Xuất xứ và nơi sản xuất khác nhau như thế nào? Giữa “xuất xứ” và “nơi sản xuất” đều chỉ khái niệm về xuất xứ hàng hóa nhưng cách thể hiện của chúng lại khác nhau:
– Xuất xứ là một vùng, đất nước hoặc lãnh thổ nơi hàng hóa được sản xuất ra hoặc là địa điểm thực hiện các quy trình chế biến thuộc công đoạn cuối cùng của hàng hóa.
– Sản xuất là nơi thực hiện các công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng của hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước tham gia vào quá trình này.
Chúng ta có thể xem qua một số ví dụ sau: Apple là thương hiệu có nguồn gốc xuất xứ tại Mỹ và có trụ ở chính tại Cupertino, bang California thuộc Mỹ nhưng hiện tại thì những thiết bị này đang được lắp đặt tại Trung Quốc. Đây cũng chính là lý do tại sao trên máy thường ghi là “made in China”.
Đừng bỏ qua: Cách lấy hàng Authentic chất lượng giá rẻ nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
2. Mục đích của xuất xứ sản phẩm
Thiết lập biện pháp và tạo chính sách thương mại: Xác định được nơi xuất xứ của hàng hóa giúp thực hiện được các chính sách thương mại của một lãnh thổ hay bất kì một đất nước cụ thể nào đó. Trường hợp hàng hóa ở một quốc gia xảy ra tình trạng phá giá. Thì việc xác định xuất xứ sẽ áp dụng thuế chống thay đổi điều này sẽ giúp bình ổn giá thị trường lại.
Xác định hàng hóa nhập khẩu được hưởng ưu đãi về thuế hay không: Thuế quan nhập khẩu sẽ được tính theo nguồn gốc của hàng hóa. Từ vận dụng mức thuế đến thuế hải quan đều liên quan đến xuất xứ. Việc xác định xuất xứ hàng hóa có thể phân biệt được đâu là hàng nhập khẩu để hưởng các ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại. Và đâu là những mặt hàng không được hưởng.
Tìm hiểu thêm: 3 bí quyết “vàng” để chọn nguồn hàng mỹ phẩm xách tay giá rẻ không chịu thuế
Thống kê thương mại của một quốc gia: Việc này sẽ giúp quá trình thống kê số lượng hàng hóa hàng năm dễ dàng hơn. Đồng thời là chỉ tiêu quan trọng trong hình thức đánh giá chất lượng và hình thức để xác định các ưu đãi dành riêng của các quốc gia.
Ngoài 3 mục đích chính thì mục đích xuất xứ sản phẩm còn dùng để thực hiện các quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa và mua sắm công của quốc gia
3. Nguyên tắc xác định xuất xứ sản phẩm là gì?
Nguyên tắc xác định xuất xứ sản phẩm là bao gồm những quy định của pháp luật về xuất xứ áp dụng cho các sản phẩm hay hàng hóa có thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan.
Các quy tắc của xác định xuất xứ hàng hóa được dựa trên ba tiêu chí sau:
– Xuất xứ thuần túy quy định hàng hóa được sản xuất hoàn toàn tại khu vực, lãnh thổ của một nước và ở đó được coi là thành viên duy nhất được xác định có xuất xứ.
– Chuyển đổi cơ bản xác định hàng hóa sản xuất xuất xứ tại quá trình chuyển đổi xảy ra tại một khu vực hoặc vùng lãnh thổ bởi mỗi một sản phẩm hay linh kiện có thể được sản xuất tại nhiều quốc gia
– Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy: được coi là xuất xứ khi đáp ứng được các nhu cầu: Tiêu chí thể hiện hàm lượng giá trị và chuyển đổi mã hàng hóa hoặc mặt hàng cụ thể.
♦ Tư vấn phần mềm quản lý bán hàng – Ứng dụng hỗ trợ quản lý hàng hóa, sản phẩm hiệu quả nhất hiện nay được các doanh nghiệp lựa chọn
Qua những lời giải thích về về xuất xứ của sản phẩm là gì đã làm rõ được chức năng cũng như giá trị của sản phẩm. Hi vọng bài viết hữu ích với người tiêu dùng và những doanh nghiệp đang có ý định nhập khẩu hàng hóa về kinh doanh.
♦ Tìm hiểu thêm về các công cụ hỗ trợ quản lý, vận hành hoạt động kinh doanh