Bạn đã biết cách thu phục nhân viên của nhà lãnh đạo giỏi là gì chưa?
Thay vì đặt ra những quy tắc cứng nhắc và bắt cấp dưới làm theo. Bạn có vô số cách thu phục nhân viên dễ dàng nhưng cực kỳ hiệu quả. Nếu đang đau đầu về vấn đề này và muốn biết phương pháp đó là gì. Hãy theo dõi bài viết này ngay để biết lời giải cho bài toán hóc búa này là gì nhé.
Cân nhắc ngay từ khâu tuyển dụng
Nhà lãnh đạo nên chọn nhân viên dựa trên khả năng thực sự của họ thay vì kinh nghiệm, hay sự quyết tâm. Và đặc biệt, một yếu tố không thể bỏ qua đó chính là “mức độ hài hòa”. Tức là bạn phải thấy được ở người nhân viên đó sự tương đồng về quan điểm, cách thức làm việc, định hướng tầm nhìn. Có như vậy thì việc thu phục mới trở nên dễ dàng và hiệu quả. Ngược lại, khi cách suy nghĩ quá khác nhau, bạn sẽ phải tốn rất nhiều thời gian để có thể uốn nắn nhân viên của mình. Hoặc thậm chí tốn công vô ích, bởi những gì đã là bản năng, ăn sâu vào máu rồi thì không dễ gì mà thay đổi được.
♦ Đọc thêm: Quản lý hoạt động kinh doanh của nhân viên dễ như trở bàn tay với phầm mềm Abit
Trở thành tấm gương mẫu mực
Một điều hiển nhiên đó là nếu muốn người khác nghe theo, thì trước tiên bạn phải cho họ thấy mình là một người đáng tin tưởng, một tấm gương mẫu mực, một hình tượng mà họ có thể học tập theo. Bởi vậy, là sếp thì không có nghĩa được phép đi muộn, về sớm, có những đặc quyền vô lý hay chỉ việc ngồi chỉ tay năm ngón. Nên nhớ rằng dưới góc độ đóng góp thì sếp cũng chỉ là một người nhân viên cao cấp. Cũng phải hết lòng tận tụy vì lợi ích chung. Thậm chí, bạn còn phải đảm nhận những công việc vất vả, khó khăn và áp lực hơn rất nhiều lần.
Hãy luôn trở thành tấm gương tốt cho cấp dưới, về cả kỷ cương, tác phong và phong cách làm việc. Có như vậy, bạn mới dễ dàng “điều binh-khiển tướng” một cách hiệu quả.
Nhìn đúng người – giao đúng việc
Người lãnh đạo giỏi luôn có con mắt nhìn người tinh tường và khả năng đánh giá chuẩn xác. Đây cũng là yếu tố giúp họ xác định được nên phân bổ từng cá nhân vào vị trí nào cho hợp lý. Sau đó phân chia công việc theo đúng cấp bậc và khả năng của mỗi người. Mà không phải lo lắng rằng họ không làm được hoặc quá dễ hay quá sức với khả năng. Thêm vào đó, khi nhận được nhiệm vụ phù hợp với trình độ, điểm mạnh của bản thân, họ sẽ có động lực và thích thú với công việc hơn. Nhà lãnh đạo cũng giảm thiểu được các vấn đề thắc mắc, khó hiểu từ tâm lý nhân viên. Nhận được sự tôn trọng, yêu quý từ cấp dưới.
Đề cao tính công tâm
Công tâm không có nghĩa là bạn phải đối xử với mọi người như nhau. Bởi mỗi người sẽ có mức độ cống hiến và khả năng làm việc khác nhau. Cho nên, bạn cần nhìn nhận đúng đắn để đưa ra các quyết định về phân chia nhiệm vụ, khen thưởng, phúc lợi, phê bình một cách khách quan. Thay vì chia thành các phần như nhau cho mỗi cá nhân. Việc này sẽ giúp cho những người còn yếu kém có động lực phấn đấu, những người làm tốt nỗ lực hơn nữa cho những mục tiêu lớn hơn.
Ngược lại, nếu sếp không chú trọng đến yếu tố công bằng, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều trở ngại. Từ việc mâu thuẫn nội bộ, cấp dưới không còn lòng tin với sếp. Cho đến nhân viên không còn muốn cố gắng vì cho dù họ có làm nhiều thì kết quả cũng không khác gì người có thành tích yếu kém. Ảnh hưởng rất lớn tới hiệu suất công việc.
♦ Tìm hiểu thêm: Những thói quen giúp bạn trở thành một người sếp tài ba
Luôn lắng nghe nhân viên của mình
Lắng nghe và thấu hiểu là hai kỹ năng lãnh đạo cực kỳ quan trọng. Nó là chất xúc tác hình thành nên sợi dây gắn kết giữa sếp và nhân viên trong doanh nghiệp. Người lãnh đạo thành công là người hiểu rõ về cấp dưới của mình. Họ biết cách xây dựng các mối quan hệ tích cực, giúp ích cho công việc sau này.
Chẳng hạn như biết được khả năng chuyên môn, điểm mạnh điểm yếu để sắp xếp vị trí, phân bổ nhiệm vụ sao cho phù hợp. Hiểu tâm tư, nguyện vọng để tạo động lực, xây dựng môi trường làm việc phù hợp,… Một khi phá vỡ được rào cản của các mối quan hệ trong doanh nghiệp, bạn sẽ tìm ra những chính sách, biện pháp thích hợp nhất cho cách quản lý của mình. Xây dựng bộ máy hoạt động phát triển bền vững.
Bạn hoàn toàn có thể dùng những cách thu phục nhân viên đơn giản nêu trên. Thay vì đặt ra hàng loạt những quy định độc đoán. Đó cũng là cách làm việc thể hiện được cái tâm và cái tầm của nhà lãnh đạo. Chúc các bạn luôn thành công.