Những thói quen giúp bạn trở thành một người sếp tài ba
Nhân viên không bỏ công ty, mà họ bỏ…người lãnh đạo. Và tất nhiên, trường hợp ngược cũng có thể xảy ra, đó là khi cấp dưới của bạn tìm được công việc với mức lương hấp dẫn hơn nhưng vẫn sẵn sàng ở lại. Chỉ bởi vì ở đó có một người sếp tài ba. Vậy để trở thành một người sếp giỏi bạn cần phải làm gì?
Người sếp tài ba luôn biết lắng nghe nhân viên
Một người sếp tài ba khác một người lãnh đạo độc tài ở cách lắng nghe ý kiến của nhân viên. Họ gần gũi hơn với cấp dưới của mình. Đây được xem như sợi dây gắn kết, xóa tan khoảng cách cấp bậc và tạo điều kiện cho tất cả mọi người đều có cơ hội trình bày ý tưởng cá nhân. Chính điều này giúp người làm sếp quản lý và giám sát công việc một cách hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo cũng cần phải biết cách phản hồi những ý kiến mà nhân viên đề xuất. Một cách khá tốt để thể hiện sự trân trọng và luôn tiếp nhận đóng góp của mỗi cá nhân. Đừng nên vội vàng kết luận ngay sau khi họ vừa trình bày. Tốt nhất trước khi đưa ra bất cứ nhận định hay giải pháp của mình, hãy tóm lược bằng những câu như: “Như vậy, theo bạn, vấn đề ở đây là…?”
Xây dựng mục tiêu cho công việc rõ ràng
Trở thành một người sếp tài ba, đồng nghĩa với việc phải có khả năng lãnh đạo và điều hướng nhân viên đạt được các mục tiêu chiến lược của công ty. Tức là bạn phải biết lên kế hoạch những gì cần phải làm và ai sẽ là người đảm nhiệm phần việc đó. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo còn phải luôn sáng suốt để đưa ra các quyết định quan trọng dưới sức ép từ cả bên trong lẫn bên ngoài.
Luôn phải theo dõi và quản lý sát sao, xem nhân viên của mình đã hoàn thành công việc tới đâu rồi. Để tiêu chuẩn đánh giá được chính xác và công tâm nhất, hãy áp dụng tiêu chuẩn SMART. Đó chính là 5 yếu tố sau: Cụ thể (Specific), Đo lường được (Measurable), Khả thi (Achievable), Thực tế (Realistic), và Đúng hạn (Timely). Dựa vào thang điểm đánh giá từ 1 đến 5 (1: chưa đạt, 5: xuất sắc).
♦ Chia sẻ thêm: Phần mềm bán hàng online – Công cụ hỗ trợ xây dựng kế hoạch làm việc, quản lý nhân viên hiệu quả thời đại số
Luôn tạo động lực cho nhân viên thay vì chỉ trích
Công việc quá nhàm chán hoặc quá áp lực chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm hiệu quả công việc, thậm chí là nhân viên sợ sếp muốn bỏ việc. Lúc này, trên cương vị là người lãnh đạo, bạn cần khích lệ tinh thần và tạo cơ hội để họ có cơ hội thể hiện bản thân nhiều hơn. Thay vì chỉ trích và đào bới những lỗi sai, hãy cho nhân viên một bài học kinh nghiệm.
Điều quan trọng hơn đó là biết cách gắn liền thế mạnh, đam mê của từng nhân viên vào công việc. Hiểu rõ các tác nhân khiến họ chưa thể dốc hết 100% tinh thần để làm việc. Xốc lại tinh thần cho cả tập thể bằng một khoảng thời gian ngắn giải lao. Hoặc cũng có thể tâm sự với họ để dễ dàng thấu hiểu hơn. Đừng quên công nhận những thành tích mà nhân viên của bạn đã đạt được. Có thể khích lệ họ bằng một khoản tiền thưởng thỏa đáng chẳng hạn.
Đừng ngại nói lời cảm ơn
Thực tế, dù bạn là nhà quản lý tài giỏi đến đâu cũng không thể hoàn thành tốt công việc nếu như không có sự cố gắng của cả tập thể. Luôn nhớ rằng, thành tích mà bạn đạt được chính là thành quả của nhân viên. Chính vì thể, hãy luôn thể hiện lòng tôn trọng đối với sự đóng góp nhiệt tình từ họ. Cảm ơn mỗi khi tan ca, cảm ơn sau mỗi dự án được hoàn thành. Những hành động trên tuy nhỏ nhưng sẽ khiến nhân viên của bạn tôn trọng sếp hơn.
Với những cá nhân có thành tích tốt, không có lý do gì mà không đề xuất công ty thưởng xứng đáng cho cá nhân có thành tích làm việc tốt. Thậm chí là đề bạt thăng chức họ. Song song với đó, một cái bắt tay thật chặt, một nụ cười động viên, một cái vỗ vai thân tình… đấy là những hành động động viên còn quý giá hơn cả vật chất.
Người sếp tài ba luôn học tập và trau dồi
Đừng bao giờ nghĩ việc học đã kết thúc sau khi bước khỏi cánh cổng trường học. Kiến thức là bất tận với chúng ta. Vì vậy cần thường xuyên học hỏi, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm. Là một người quản lý, sẽ không có ai dạy bạn phải làm gì. Chính bản thân bạn phải tự biết làm như thế nào để đạt được hiệu quả công việc cao nhất.
Còn chần chừ gì nữa mà không rèn luyện cho mình tính tự giác, luôn luôn trong tâm thế tiếp thu mọi bài học. Không ngần ngại đề nghị được làm những công việc trong phạm vi và khả năng của bản thân. Thậm chí là những việc chưa bao giờ làm.
Trở thành sếp không quá khó. Nhưng để trở thành người sếp tài ba là cả một chặng đường dài. Hy vọng với những thông tin mà bài viết mang lại, bạn có thể vận dụng tốt cho công việc quản lý của mình. Chúc các bạn thành công.
Tìm hiểu thêm: