Câu chuyện về nhân viên giỏi và tranh chấp ngầm trong doanh nghiệp
“Giỏi” dường như đã là một tiêu chuẩn ăn sâu vào tiềm thức người Việt. Đối với môi trường doanh nghiệp điều này cũng không ngoại lệ. Câu chuyện về nhân viên giỏi, nhân viên “điểm 10” dường như đã trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người. Lâu dần nó sẽ tạo nên làn sóng tranh chấp ngầm trong doanh nghiệp.
Trở thành nhân viên giỏi để ghi điểm với sếp
Là nhân viên, ai cũng muốn tạo được ấn tượng tốt đẹp với cấp trên. Muốn được đánh giá cao, lấy lòng tin từ đó thuận lợi hơn trong công việc và nhận được nhiều sự ủng hộ của sếp, thậm chí là dễ dàng hơn trong thăng tiến sự nghiệp. Tuy nhiên, để ghi điểm với sếp không phải điều dễ dàng. Ngoài việc ăn nói khéo léo, thái độ tích cực thì chúng ta rất cần đến những cống hiến đáng được ghi nhận. Nhưng khi ai cũng muốn thật đẹp, thật giỏi trong mắt sếp, họ sẵn sàng dìm đồng nghiệp của mình.
Không khó để bắt gặp trường hợp nhân viên gương mẫu trước mặt sếp nhưng lại đấu đá với đồng nghiệp sau lưng. Câu chuyện “giỏi” dường như đã rẽ sang một hướng mới. Lúc này mọi người có xu hướng “múa mép” để đánh bóng bản thân thay vì xây dựng giá trị cốt lõi bền vững. Dẫn đến việc khi gặp những nhiệm vụ khó khăn, “nhân viên giỏi” chỉ biết đứng nhìn nhau. Đây mới là lúc nhà lãnh đạo có thể đánh giá đúng thực lực của đội ngũ nhân sự. Là cơ hội cho những người giỏi thực sự thể hiện và phát huy khả năng.
♦ Tìm hiểu thêm: Liệu bạn có đang trở thành người “Sếp tệ” trong mắt nhân viên
Trở thành nhân viên giỏi để nhận lương thưởng
Lương thưởng chính là nguồn động lực không hề nhỏ đối với nhân viên. Nó giúp họ cố gắng và nỗ lực hơn trong những nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trong các mức lương thưởng mà doanh nghiệp đề ra thường có một cấp độ mà mọi cá nhân đều ao ước đó là “nhân viên xuất sắc nhất”. Để đạt được vị trí này, bắt buộc họ phải là người đạt được thành tích thực sự vượt trội so với tập thể.
Nếu doanh nghiệp có sự cạnh tranh công bằng thì vấn đề này sẽ không đáng đề cập đến. Nhưng đôi khi nó vẫn xuất hiện những tranh chấp ngầm giữa các nhân viên. Dễ gây ra tình trạng mất đi sự kết nối, đồng nghiệp không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin thiếu chính xác cho nhau, bất hòa,… Gây ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả công việc đạt được.
Lúc này, bắt buộc phải có sự can thiệp của nhà lãnh đạo để xóa tan những mâu thuẫn. Đưa ra các nguyên tắc để nhân viên cạnh tranh với nhau công bằng, minh bạch. Có như vậy mới có thể vừa đạt được mục tiêu đề ra, vừa tạo động lực và điều kiện phát triển cho tất cả mọi người.
Bạn sẽ nhận được nhiều Lợi ích khi dùng phần mềm quản lý bán hàng trong khâu quản lý nhân viên. Hiệu quả làm việc của nhân viên sẽ được thể hiện mỗi ngày trên hệ thống. Qua đó bạn có thể đánh giá được năng lực của từng nhân viên và đưa ra thưởng phạt xứng đáng. Dùng thử tính năng quản lý nhân viên của phần mềm bán hàng để trải nghiệm.
Nhân viên giỏi không phục sếp
Khi kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của nhân viên cao hơn, việc họ không phục cấp trên của mình là điều khó tránh khỏi. Bởi khi đó sếp khó mà có thể đánh giá hiệu quả công việc khi nó vượt quá khả năng của mình. Đặc biệt, nếu nhân viên có bất cứ thắc mắc gì về công việc, họ sẽ tìm tới sếp đầu tiên. Nhưng chuyên môn của sếp không đủ cao siêu để có thể đưa ra câu trả lời xác đáng. Sẽ có những người có thể bỏ qua, nhưng không ít cá nhân lại hình thành thái độ thiếu tôn trọng, chống đối cấp trên. Đây vẫn luôn là bài toán nan giải với những nhà lãnh đạo trẻ tuổi và ít kinh nghiệm.
Đứng trước mâu thuẫn sếp và nhân viên về trình độ. Nhà lãnh đạo cần thẳng thắn, trung thực thừa nhận những thiếu sót về chuyên môn cũng như kinh nghiệm. Đừng ngần ngại học hỏi từ cấp dưới của mình. Đặc biệt là không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm. Người thiếu sót không đáng trách, biết thiếu sót mà không sửa chữa mới thực sự đáng trách.
♦ Đọc thêm: Quản lý nhân viên từ xa hiệu qua với tính năng quản lý nhân viên của App quản lý bán hàng
Câu chuyện về nhân viên giỏi và tranh chấp ngầm đã không còn xa lạ. Nó không trực tiếp mà âm thầm phá vỡ sợi dây liên kết trong doanh nghiệp. Dù là nhân viên hay lãnh đạo, bạn cũng nên nhạy bén với những vấn đề này. Đừng để cái mác “nhân viên giỏi” ảnh hưởng tiêu cực tới chúng ta.