CPD là gì? Sức nóng của CPD với quảng cáo liệu đã hạ nhiệt?
Nhu cầu quảng cáo từ lâu đã trở thành một phần tất yếu của cuộc đua công nghệ 4.0. Nếu bạn đang kiếm tiền Online thì chắc chắn không thể bỏ qua hình thức này. Và muốn quảng cáo đem lại hiệu quả thì không thể không quan tâm đến CPD. Vậy bạn có biết CPD là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
CPD là gì?
Khi internet bắt đầu tạo nên cơn sốt tại Việt Nam. Chi phí cho việc quảng cáo được tính bằng lượt hiển thị trở nên phổ biến. Đây cũng là lúc các nhà tiếp thị nhìn ra được miếng mồi ngon đến từ quảng cáo trực tuyến. Trong đó phải kể đến sức hút khủng khiếp từ CPD. Vậy CPD là gì?
CPD có tên tiếng Anh là Cost per Duration, được dịch ra là chi phí theo mỗi khoảng thời lượng. Nó được hiểu như chi phí phải bỏ ra cho việc đặt media hay banner của quảng cáo nào đó trong một khoảng thời gian nhất định (có thể tính theo ngày, theo tuần, theo tháng, thậm chí là năm). Giá cả và thời gian hiển thị còn phụ thuộc vào con số mà nhà quảng cáo đưa ra và lợi ích mà website được chọn để đặt quảng cáo đó mang lại có tốt hay không.
Xem thêm: CPC là gì? Và các chỉ số tạo nên một chiến dịch quảng cáo thành công
Những điều cần biết về CPD
Không khó để bắt gặp hình thức CPD trên các website lớn tại Việt Nam. Minh chứng cho độ phổ biến của CPD hiện nay là không hề nhỏ. Điều này cũng không khó hiểu vì hình thức của nó khá đơn giản. Phần lớn các Website không cần báo cáo, đánh giá số liệu cho khách hàng của mình. Họ chỉ cần dựa vào thời gian, vị trí và kích thước hiển thị của quảng cáo để tính giá trị của hợp đồng.
Cách thức hoạt động của CPD là gì?
Cách quảng cáo này ngốn khá nhiều ngân sách nên đối tượng sử dụng thường là các tập đoàn, thương hiệu có tiếng, những doanh nghiệp có nguồn ngân sách lớn. Theo đó, nhà quảng cáo chỉ cần chi trả một lần duy nhất để được đặt media hoặc banner quảng cáo ở những vị trí nhất định trên Website của đối tác. Trong khoảng thời gian hai bên đã thỏa thuận trên hợp đồng. Và cái giá để có thể đưa thương hiệu hay sản phẩm của bạn lên Website còn tùy thuộc vào vị trí, kích thước và thời gian mà nó xuất hiện. Có thể là vài triệu đồng nhưng cũng có thể lên đến vài chục triệu đồng.
Xem ngay: Ngân sách chiến dịch Facebook là gì? Yếu tố quyết định thành công
Một ví dụ cụ thể để các bạn hiểu rõ hơn về CPD. Nếu doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh về mặt hàng mỹ phẩm và đặt mua khoảng trống trên website chăm sóc sức khỏe và làm đẹp để đặt quảng cáo. Thông thường thời gian đặt trước là từ 1-3 tháng. Trong thời gian đó bạn sẽ theo dõi lượt click vào quảng cáo có đạt mục tiêu mong muốn hay không. Nếu không đạt được yêu cầu bạn có thể hủy không đặt nữa và thuê một Website khác.
Ưu điểm và hạn chế của CPD là gì?
Ưu điểm
CPD vốn được xem là đứa con cưng trong một thời gian, dài cũng chính bởi việc luôn hiển thị với người dùng trong suốt khoảng thời gian mà nhà quảng cáo bỏ tiền cho nó. Nhà quảng cáo hoàn toàn có thể chọn lựa những trang web tập trung lượng lớn khách hàng mục tiêu của mình để đặt quảng cáo.
Nhược điểm
Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của hình thức quảng cáo này là không có khả năng đo lường được hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Phần lớn các trang web cho phép đặt banner quảng cáo sẽ không cung cấp dữ liệu cho khách hàng của họ. Vì vậy, đối với các chiến dịch cần sử dụng con số cụ thể để đánh giá. Hình thức này sẽ không mang lại được hiệu quả như mong muốn.
CPD không đem lại cho nhà quảng cáo sự rõ ràng trong chi tiêu. Bởi hình thức này được tính theo ngày mà không căn cứ vào việc quảng cáo đã hiển thị đến khách hàng bao nhiêu lần. Và tất nhiên chi phí thì vẫn cứ phải trả theo hợp đồng.
Tìm hiểu: CPA là gì? Bật mí cách tối ưu hóa chi phí CPA từ chuyên gia
CPD liệu đã hạ nhiệt?
Câu trả lời là “không”. Chúng ta không thể phủ nhận rằng trước sự bùng nổ của rất nhiều hình thức quảng cáo mới khiến CPD đang dần mất đi phong độ của một “ông hoàng”. Nhưng để phải lép vế thì chưa bao giờ. Hãy nhìn vào cái cách mà các thương hiệu lớn vẫn lựa chọn CPD trong top các hình thức quảng cáo là biết. CPD vẫn mang lại được giá trị thương hiệu. Cũng như góp phần không hề nhỏ trong một chiến dịch quảng cáo.
Từ những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng thể về hình thức quảng cáo CPD. Chúc các bạn cân nhắc cho mình một chiến lược hợp lý nhất cho chiến dịch quảng cáo của mình.