CPV là gì? Hiệu quả đáng kinh ngạc từ quảng cáo Video

25/04/2022 7733

Bạn đã quá chán việc quảng cáo bài viết thông thường. Bạn hiểu tâm lý “ngại đọc” của khách hàng. Vậy quảng cáo bằng Video chính là lựa chọn không thể tốt hơn. Nếu thắc mắc Facebook tính phí như thế nào với quảng cáo Video thì hãy dựa vào chỉ số CPV. Còn vẫn chưa biết CPV là gì hãy đọc bài viết sau.

CPV là gì?

CPV là từ viết tắt của “Cost per View” được hiểu là việc trả phí cho quảng cáo Video. Bạn sẽ phải bỏ tiền ra mỗi khi người dùng bấm vào xem Video. Và ngược lại, nếu người xem không click chạy video hoặc ngừng xem video khi chưa đến thời gian bắt buộc, thì bạn sẽ không phải mất một khoản phí nào cả.

Có thể hiểu theo cách đơn giản, khi có những chiến dịch chạy quảng cáo video với mục đích tăng nhận diện thương hiệu. Điều bạn cần quan tâm đến chính là số lượng người xem video. Con số này càng lớn thì chi phí phải bỏ ra càng rẻ. Chỉ số CPV càng thấp thì chứng tỏ chiến dịch của bạn càng tiếp cận được nhiều đối tượng mục tiêu.

CPV là gì? Hiệu quả đáng kinh ngạc từ quảng cáo Video
CPV là gì? Hiệu quả đáng kinh ngạc từ quảng cáo Video

Cách tính CPV

Đối với Facebook, lượt view được tính ngay sau khi người dùng xem video được 3 giây. Thông thường, theo thói quen của đa số người dùng khi lướt bảng tin, họ phải mất từ 3 đến 5 giây để xem một nội dung nào đó. Điều này chính là lý do tại sao CPV trên Facebook lại rẻ đến vậy(nhỏ hơn 50đ).

Cách tính CPV
Cách tính CPV

Kiếm tiền trên Facebook không còn là chuyện mới. Nhưng làm gì để liên tục x2, x3 doanh thu thì lại không hề đơn giản. Bạn cần phải có trong tay một phần mềm bán hàng online trên Facebook để tạo ra nguồn thu tối đa và giảm các chi phí thất thoát, phát sinh xuống tối thiểu.

Ưu và nhược điểm của CPV là gì?

Ưu điểm

Nếu bạn muốn tăng tính nhận diện thương hiệu của sản phẩm hay doanh nghiệp. Nhưng nguồn chi phí lại hạn chế. Vậy quảng cáo bằng Video chính là sự lựa chọn hợp lý. Với chi phí bỏ ra thấp, CPV sẽ giúp cho chiến dịch quảng cáo được tối ưu hóa chi phí hết mức có thể.

Quảng cáo Video mang lại lượng tương tác khá cao. Tính đến nay, Video đạt lượng chia sẻ trung bình cao hơn 1200% so với những bài viết dạng ảnh hay văn bản. Theo thống kê, mỗi ngày có 100 triệu giờ video được xem trên Facebook, tương đương với 8 tỷ lượt view mỗi ngày. Theo khảo sát từ State Of Marketing, 76% đối tượng được khảo sát sẽ bấm chia sẻ video nếu nó hấp dẫn và có ích.

Xem ngay: Kinh nghiệm chạy Facebook Ads mà đối thủ không muốn bạn biết được để trang bị kiến thức cho mình trước cuộc đua

Từ những số liệu trên đã cho thấy quảng cáo bằng video không chỉ là xu hướng tức thời. Nó còn là chiến lược vô cùng hiệu quả để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.

Ví dụ như bạn có một cửa hàng trực tuyến chuyên về dụng cụ làm bếp. Và cung cấp các khóa học nấu ăn. Bạn có thể sử dụng các video dạy nấu ăn để thu hút những người có cùng quan tâm và niềm đam mê ẩm thực. Đưa họ vào tệp khách hàng tiềm năng. Sau đó hiển thị quảng cáo những mặt hàng đang cung cấp đến với họ.

Ưu và nhược điểm của CPV là gì?
Ưu và nhược điểm của CPV là gì?

► Đọc thêm: 5 lý do bạn nên đăng ký dùng thử phần mềm bán hàng online trên điện thoại kẻo hối hận cả đời!

Nhược điểm

Một điểm trừ của quảng cáo Video đó là nếu mục đích của bạn là ra được đơn hàng, thì CPV lại không làm tốt được điều này. Việc bán hàng ngay trên mẫu quảng cáo Video thường đem lại hiệu quả thấp hơn với những loại hình khác. Chính vì vậy, hãy cân nhắc mục tiêu của chiến dịch. Để lựa chọn phương án phù hợp.

Chi phí để sản xuất ra một Video chất lượng thường cao hơn dạng bài viết hoặc hình ảnh. Việc tạo nên một bài viết cũng nhẹ nhàng và đơn giản hơn Video rất nhiều. Nếu không có kinh nghiệm hoặc không được đào tạo bài bản. Thực sự rất khó có thể vận dụng được. Ngoài ra, người mới đến với sản xuất Video thường tạo ra những sai lầm tốn kém. Bạn cũng có thể thuê một công ty chuyên sản xuất Video. Nhưng nó lại không “mềm mại” gì với ngân sách cho mấy.

Hạn chế trong việc tiếp cận. Như bạn biết thì để xem được Video sẽ tốn lưu lượng hơn rất nhiều so với bài viết. Những người có kết nối internet không đáng tin cậy, kém chất lượng, hoặc những người sử dụng thiết bị di động hoặc máy tính không có khả năng xem Video trực tuyến. Vậy hoàn toàn không có khả năng tiếp cận được với Video của bạn.

Nhược điểm của CPV là gì?
Nhược điểm của CPV là gì?

♦ Trải nghiệm thêm tính năng quản lý ưu việt đến từ Phần mềm quản lý nhiều Fanpage. Dù bạn đang sở hữu số lượng fanpage khổng lồ trong tay thì vẫn có thể kiểm soát một cách chặt chẽ và linh hoạt hoạt động bán hàng/CSKH (auto comment – inbox, lọc – ẩn bình luận tránh cướp khách, chia inbox cho nhân viên, remarketing,..)

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong CPV là gì. Cũng như ưu nhược điểm của nó trong một chiến dịch quảng cáo. Hy vọng bài viết có thể mang lại những thông tin hữu ích. Giúp bạn định hướng chiến dịch quảng cáo của mình hiệu quả nhất.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

Chia sẻ kinh nghiệm làm giàu từ ý tưởng kinh doanh rau sạch

Chia sẻ kinh nghiệm làm giàu từ ý tưởng kinh doanh rau sạch

22/05/2020 4520

Hiện nay, thực phẩm bẩn là vấn đề vô cùng nhức nhối ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Vì thế, để tránh các tác hại trước mắt và lâu dài, nhiều nơi đã bắt đầu tiến hành…

banner sidebar right
Los AngelesChủ đề hot