Dấu hiệu chán việc của nhân viên – hồi chuông cảnh tỉnh cho lãnh đạo
Những dấu hiệu chán việc của nhân viên
Không phải ai cũng tìm được cho mình một công việc như mong muốn. Đôi khi họ làm chỉ vì muốn có nguồn thu nhập ổn định chứ chẳng hề quan tâm mình có thực sự yêu thích và đam mê không? Vì vậy, trên cương vị là nhà lãnh đạo, bạn luôn phải lường trước các rủi ro có thể xảy đến với đội ngũ nhân sự mình đang quản lý. Đặc biệt cần chú ý tới một vài dấu hiệu sau. Bởi nó đang nói lên rằng, nhân viên của bạn đã bắt đầu chán công việc.
- Luôn tạo cớ để trì hoãn công việc dù đó là nhiệm vụ của họ.
- Muốn về sớm và không tập trung vào công việc. Thường xuyên lướt web, vào mạng xã hội, … để giết thời gian.
- Không muốn giúp đỡ hay phối hợp với đồng nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ. Chỉ muốn dành thời gian làm những việc riêng tư.
- Luôn sẵn sàng trong tâm thế “nhảy việc mới” bất cứ khi nào.
- Tìm cách trốn tránh, đùn đẩy công việc của tập thể.
- Luôn cảm thấy buồn tẻ và áp lực đối với công việc vẫn làm mỗi ngày.
♦ Tìm hiểu thêm: Review phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất trong kinh doanh online
Sếp cần làm gì khi nhân viên chán việc
Xem xét lại khối lượng công việc
Khối lượng công việc ảnh hưởng rất lớn tới trạng thái làm việc của nhân viên. Đòi hỏi nhà lãnh đạo phải biết cách đánh giá và phân bổ một cách hợp lý. Bởi khi nhiệm vụ quá nhẹ nhàng và liên tục lặp đi lặp lại, rất dễ tạo ra cảm giác chán nản, mệt mỏi. Họ không tìm được tiềm năng phát triển của mình ở đó. Ngược lại, khi khối lượng công việc quá nhiều sẽ gây ra tình trạng áp lực, mệt mỏi thậm chí là kiệt sức. Chẳng ai lại muốn cống hiến quần quật suốt 8 tiếng ở công ty mà vẫn phải xử lý ở nhà mới có thể hoàn thành.
Cách tốt nhất là hãy xây dựng bản mô tả công việc cụ thể cho từng đối tượng. Sau đó trao đổi trực tiếp với họ và theo dõi quá trình thực hiện. Cuối cùng, đánh giá và đưa ra những thay đổi về khối lượng công việc phù hợp nhất với mỗi người.
Đừng quên tăng lương và cơ hội thăng tiến của nhân viên
Khi bản thân luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ nhưng không được công nhân sẽ dần giết chết động lực phấn đấu của nhân viên. Khiến họ có suy nghĩ muốn tìm những môi trường khác mà khả năng được đánh giá cao. Tình trạng này rất hay bị các lãnh đạo lãng quên. Vì khi không có ý kiến phản hồi, sếp thường mặc định nhân viên của mình đã hài lòng với quy chế hiện tại.
Hãy thẳng thắn giải thích vì sao người này chưa được tăng lương, người kia chưa được thăng chức. Để họ biết được những thiếu sót của bản thân là gì. Từ đó cố gắng phấn đấu hơn nữa trong công việc. Còn đối với những cá nhân xuất sắc, không có lý do gì khiến bạn không công nhận và thưởng cho họ những giá trị xứng đáng.
Xem lại cách sắp xếp công việc
Mỗi người đều có điểm mạnh riêng, và nhiệm vụ của nhà lãnh đạo chính là khai thác yếu tố này để đạt được mục tiêu chung. Tuy nhiên, nếu bạn không nhận ra được điểm mạnh của từng cá nhân có thể dẫn đến tình trạng phân bổ sai công việc. Sau một thời gian, nhân viên nhận ra rằng vị trí đảm nhận không hề phù hợp với năng lực của mình. Dẫn đến tình trạng muốn xin nghỉ để tìm đến công việc phù hợp hơn.
Vì vậy, việc thấu hiểu nhân viên là điều vô cùng cần thiết. Để có thể biết được ưu-nhược điểm, nguyện vọng, mong muốn của họ là gì. Qua đó mới có thể sắp xếp các công việc phù hợp cho từng người. Khiến họ cảm thấy có hứng thú và động lực cống hiến hơn.
Nên tìm hiểu về phần mềm quản lý bán hàng để có thể quản lý nhân viên hiệu quả hơn. Với tính năng kiếm soát, theo dõi hiệu quả làm việc của từng người bạn sẽ có thể đánh giá tốt hiệu quả của từng nhân viên một cách rõ ràng và chính xác nhất. Bạn có thể trải nghiệm phần mềm bán hàng ngay tại đây hoặc đường link bên dưới bài viết!
Dấu hiệu chán việc của nhân viên là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều nhà lãnh đạo. Nó chỉ ra những lỗ hổng trong quá trình quản lý và điều hành của họ. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết thực sự có ích với bạn. Chúc các bạn thành công.