Doanh nghiệp sẽ “chết” nếu không biết khách hàng tiềm năng là gì?
Muốn học giỏi cần phải nắm chắc được kiến thức, còn muốn kinh doanh tốt phải hiểu rõ được thị trường của mình, khách hàng mục tiêu là ai, đối thủ cạnh tranh như thế nào, … Chính vì thế, bài viết này sẽ giúp bạn biết các thông tin “khách hàng tiềm năng là gì?” để doanh nghiệp thoát “chết” khỏi “biển lớn”.
Khách hàng tiềm năng là gì?
Khách hàng tiềm năng được hiểu là những người có nhu cầu sử dụng hoặc mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và có khả năng chi trả cho nhu cầu đó của họ. Trên thị trường, đây là nhóm đối tượng có khả năng lớn nhất mang về doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó, các nhà kinh doanh cần thực hiện những chiến lược nhằm lôi kéo khách hàng và tạo được lợi thế cạnh tranh với đối thủ trên thị trường.
Đặc điểm của khách hàng tiềm năng gồm có:
• Có nhu cầu về sản phẩm mà doanh nghiệp đang bán và nhận thức được điều này.
• Có quyền mua và khả năng chi trả.
• Đưa ra quyết định trong thời gian ngắn hoặc dễ dàng đưa ra quyết định khi bị tác động.
• Có sự tin tưởng, niềm tin dành cho doanh nghiệp.
• Sẵn sàng lắng nghe.
Nếu đối tượng hội tụ đủ tất cả 5 yếu tố kể trên, thì cơ hội bán được hàng là vô cùng lớn. Ngược lại, nếu các đặc điểm càng ít thì họ chưa thực sự có nhu cầu hoặc đang do dự với những sản phẩm thay thế hay không có khả năng chi trả.
Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Để có được nguồn dữ liệu khách hàng tiềm năng không hề dễ dàng, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, đi vào bế tắc khi không biết bắt đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào. Nếu chưa xác định được phương hướng cụ thể, bạn có thể tham khảo phương pháp tìm kiếm khách hàng vô cùng hiệu quả sau đây.
Thăm dò ý kiến khách hàng
Với những khách hàng là mục tiêu của bạn hãy làm một cuộc khảo sát thăm dò nhỏ về chất lượng bằng cách để họ trải nghiệm thử. Hoặc có thể thăm dò ý kiến đối với những người đã từng mua và sử dụng sản phẩm. Nếu khách hàng hài lòng với nó thì bạn có thể sẵn sàng lên các chiến dịch quảng cáo. Nếu sản phẩm cần cải thiện hay dịch vụ chưa tốt hãy khắc phục ngay lập tức để chúng hoàn thiện hơn.
Quan tâm đến khách hàng của đối thủ
Cuộc chiến trên thị trường ngày càng khó khăn và tàn khốc. Khách hàng của bạn có thể rơi vào tay đối thủ chỉ trong chớp mắt, dĩ nhiên điều ngược lại cũng hoàn toàn có thể xảy ra. Một số cách giúp lôi kéo khách hàng như:
• Quan sát chiến dịch truyền thông của họ là gì? Hãy follow chúng và tìm hiểu xem lượng khách hàng tương tác là ai. Mỗi một chiến dịch phân tích xác suất đối với 20-30 người để hiểu rõ.
• Sau khi khảo sát xong và tìm được những đối tượng bạn cho là tiềm năng. Hãy tiếp cận họ thông qua điện thoại, tin nhắn hay email với nội dung hấp dẫn như khuyến mãi, ưu đãi, giảm giá.
• Nếu có thể hãy cài gián điệp vào hệ thống của đối thủ để thu thập những thông tin khách hàng mà bạn mong muốn. Độ cạnh tranh ngày càng lớn chính vì thế doanh nghiệp mới “bần cùng sinh đạo tặc”, bạn không làm thì sẽ có người khách làm với mình thôi.
Sử dụng truyền thông quảng cáo trực tuyến
Ngoài tìm kiếm khách hàng dựa trên website đã có thì bạn có thể sử dụng mạng xã hội hay quảng cáo video để tiếp cận khách hàng. Với sự bùng nổ của công nghệ 4.0, trung bình mỗi tháng có hơn 30 triệu người dùng Facebook và 27 triệu người dùng zalo và rất nhiều các nền tảng mạng xã hội khác. Đây là nguồn tài nguyên có sẵn, vì vậy hãy tận dụng chúng. Qua những ứng dụng này, khách hàng có thể dễ dàng nhìn thấy thông điệp và thông tin của sản phẩm mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Ngoài ra, bạn cũng có thể giảm bớt chi phí bằng cách lựa chọn những gói quảng cáo hợp lý và tối ưu.
Tận dụng mối quan hệ cá nhân
Nếu bạn có những mối quan hệ rộng thì đó được gọi là con đường tắt dẫn tới thành công. Hãy tận dụng chúng để giới thiệu sản phẩm tới mọi người. Hoặc có thể nhờ họ giới thiệu cho người thân của họ về sản phẩm, dịch vụ và nghĩ đến việc trích hoa hồng để tạo mối quan hệ khăng khít hơn.
Sau khi đã tìm kiếm được khách hàng tiềm năng thì nhiệm vụ của doanh nghiệp là biến họ thành khách hàng trung thành. Để làm được điều này cần có cho đi những lợi ích ban đầu và xây dựng nền tảng tình cảm với họ.
Cách chăm sóc khách hàng tiềm năng
Hầu hết khi dành quá nhiều thời gian để tìm kiếm khách hàng thì vấn đề chăm sóc khách hàng sẽ bị lãng quên. Trong khi đó, đây lại là yếu tố trọng điểm để doanh nghiệp có thể định hướng những công việc tiếp theo là gì. Vậy phải chăm sóc khách hàng tiềm năng như thế nào?
Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng
Đây được đánh giá là lợi thế lớn mạnh nhất trong chương trình chăm sóc khách hàng tiềm năng. Nếu làm tốt, bạn sẽ nhận được mối quan hệ vững chắc với khách hàng qua chương trình này. Mua hàng là hình thức trao đổi trực tiếp giữa hai bên. Vậy nên cách ứng xử là một trong những yếu tố hàng đầu để các “Thượng đế” quyết định nên chọn hay không chọn sản phẩm. Đừng chỉ mãi áp đặt doanh số mà hãy tỏ ra mình là một người bán hàng thông minh. Bên cạnh việc giới thiệu về giá trị tác dụng của sản phẩm thì bạn cũng nên nói chuyện với khách hàng một cách thoải mái, tự nhiên, dí dỏm.
Thường xuyên gửi thư qua địa chỉ Email
Khi đã có thông tin liên lạc do khách hàng cung cấp thì bạn hãy bắt đầu lên kế hoạch chăm sóc khách hàng tiềm năng. Chúng ta có thể sử dụng hình thức khá thông dụng là gửi thư qua địa chỉ email. Sau đó điều hướng khách hàng đến website để chọn lựa sản phẩm. Nhưng cần đảm bảo hệ thống marketing phù hợp với khách hàng và quá trình mua hàng của họ.
Triển khai các chương trình khuyến mãi và tri ân khách hàng
Giải pháp này không chỉ lôi cuốn được khách hàng vãng lai mà còn giữ được lòng trung thành của họ với sản phẩm của doanh nghiệp. Đặc biệt, tư tưởng của người mua hàng thì ai cũng thích “hàng rẻ” và chất lượng. Bởi vậy hãy là một nhà kinh doanh thông thái nắm bắt được tâm lý khách hàng.
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu khách hàng tiềm năng là gì và những nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề này. Để xây dựng được tệp khách hàng chất lượng không phải là chuyện ngày một ngày hai, mà nó đòi hỏi cả quá trình dài với sự đầu tư ký lưỡng. Hy vọng thông tin bài viết thực sự hữu ích với bạn. Chúc các bạn thành công.