Kỹ năng quản trị doanh nghiệp không thể thiếu của nhà lãnh đạo
Xây dựng, điều hành và phát triển một tổ chức, doanh nghiệp chưa bao giờ là bài toán dễ dàng. Là một nhà lãnh đạo, liệu bạn có đủ tự tin về kỹ năng quản trị doanh nghiệp của mình hay không? Nếu chưa, hãy cùng tìm hiểu xem những kỹ năng đó là gì.
Kỹ năng chuyên môn
Đây là một trong những kỹ năng không thể thiếu đối với nhà lãnh đạo từ cấp thấp tới cấp cao. Vị trí càng cao, các công việc về chuyên môn càng ít phải làm. Nhưng ngược lại nó yêu cầu trình độ kiến thức cực lớn để có thể đưa ra các quyết định quan trọng cũng như đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên. Chắc chắn rằng, bạn sẽ khó điều hành được một tổ chức nếu công việc vượt quá khả năng mà bạn có. Đây cũng chính là yếu tố đầu tiên để người khác đánh giá cái “tầm” của nhà lãnh đạo.
Kỹ năng học hỏi, đúc rút kinh nghiệm
Nhà lãnh đạo giỏi là người luôn biết cách học hỏi và tìm cho mình những bài học kinh nghiệm. Nó có thể xuất phát từ sai lầm trong quá khứ, từ người cộng sự, nhân viên, từ người đi trước và những nhà lãnh đạo lỗi lạc. Cuộc sống không một ai là hoàn hảo và sai lầm là điều khó có thể tránh khỏi. Nhưng khi đã có cái tầm, họ sẽ không để sai lầm đó lặp lại lần thứ hai. Nhà lãnh đạo sẽ luôn dự đoán những tình huống xấu hay rủi ro có thể xảy đển. Qua đó dự phòng trước các phương án khắc phục và bổ sung thiếu sót. Nhằm mục đích hạn chế rủi ro và tránh tối đa kết quả xấu xảy ra với doanh nghiệp.
♦ Tìm hiểu thêm: Cần mua phần mềm quản lý bán hàng ở đâu thì tốt?
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là công cụ đắc lực để xây dựng các mối quan hệ ở cả trong và ngoài doanh nghiệp. Nó hiện hữu trong mọi công việc hàng ngày. Từ việc giao nhiệm vụ, truyền tải thông tin, thúc đẩy đội ngũ nhân viên hoàn thành các mục tiêu. Cho đến đàm phán, thương thảo, gặp gỡ các đối tác, tìm kiếm các hợp đồng, mối làm ăn có lợi cho doanh nghiệp. Chúng ta có thể thấy, đa phần nhà lãnh đạo giỏi đều có khả năng thuyết trình cực kỳ thuyết phục. Họ giỏi nắm bắt tâm lý người đối diện và đưa ra các lập luận sắc bén.
Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu
Một nhà lãnh đạo ưu tú được đánh giá qua cả cái tâm và cái tầm. Họ không đánh giá quá cao bản thân mà luôn quan tâm tới việc lắng nghe và tôn trọng trọng ý kiến của người khác. Không phải mọi quan điểm của người CEO luôn đúng và tối ưu nhất. Khi họ tiếp nhận thêm các phương án đóng góp từ bên ngoài sẽ tìm ra được đâu mới là lựa chọn mang lại kết quả cao. Thêm vào đó, nhân viên của họ sẽ cảm thấy bản thân được công nhận. Từ đó nỗ lực cống hiến hơn cho lợi ích chung của doanh nghiệp.
♦ Tìm hiểu thêm: Lợi ích của phần mềm quản lý bán hàng trong quản lý nhân viên
Kỹ năng định hướng và phát triển nhân viên
Nhân viên chính là nguồn lực thiết yếu và quan trọng nhất đối với mọi tổ chức. Bởi họ chính là yếu tố quyết định sự tồn tại và vận hành của doanh nghiệp. Chính vì vậy, chất lượng đội ngũ nhân sự càng cao, thì khả năng tổ chức vững mạnh càng lớn. Để làm được điều này, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải biết cách định hướng, đào tạo và tạo điều kiện phát triển cho nhân viên của mình. Thông qua việc cung cấp các công cụ cần thiết, truyền cảm hứng, trở thành người thầy, người cố vấn đắc lực. Giúp họ gặt hái được những thành công trong sự nghiệp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Kỹ năng chấp nhận thay đổi và rủi ro
Với nền kinh tế thị trường biến đổi khó lường từng ngày, từng giờ như hiện tại. Thì việc xảy ra những tình huống không thể lường trước là điều khó tránh khỏi. Lúc này đòi hỏi nhà lãnh đạo phải biết cách chấp nhận những thay đổi và rủi ro. Xử lý khó khăn bằng cái đầu lạnh, tư duy đúng đắn và sẵn sàng thay đổi để phù hợp với thực trạng. Kỹ năng này giúp bạn rèn luyện ý chí, khả năng ra quyết định cực kỳ hiệu quả. Bởi một khi đã chấp nhận rủi ro, chứng tỏ bạn đã vượt qua nỗi sợ thất bại của chính mình.
♦ Tìm hiểu thêm: phần mềm Abit – ứng dụng quản lý nhân viên từ xa
Còn rất nhiều kỹ năng quản trị doanh nghiệp cần thiết cho nhà lãnh đạo. Tuy nhiên bạn cần đặc biệt lưu ý tới những kỹ năng trên. Cố gắng rèn luyện và trau dồi mỗi ngày. Bạn sẽ chứng tỏ được mình là người lãnh đạo thực sự có thực lực. Chúc các bạn thành công.