Nỗi lòng làm sếp – làm sếp khó lắm, phải đâu chuyện đùa
Ai bảo làm sếp là sướng? Trải qua nhiều năm làm “lính”, chăm chỉ miệt mài phấn đấu chẳng ai là không muốn thăng công tiến chức. Nhưng đa phần trong số họ chỉ nhìn được vẻ hào nhoáng bên ngoài mà quên đi rằng, phía sau chiếc ghế lãnh đạo là cả một trời lo âu và áp lực. Có mấy người thấu được nỗi lòng làm sếp?
Sếp mới, nhân viên không ưa, khó bảo
Bản thân không được nể trọng cho lắm. Đây có lẽ là áp lực đầu tiên mà đa số các sếp trẻ gặp phải. Làm sếp đồng nghĩa với việc có quyền năng hơn, lương thưởng cao hơn, cơ hội để phát triển bản thân. Nhưng bên cạnh đó, độ phức tạp và yêu cầu của công việc cũng cao hơn rất nhiều. Chính vì vậy, khi mới từ nhân viên trở thành sếp, nhiều người sẽ rơi vào trạng thái khủng hoảng và chạy theo thành tích. Bởi họ suy nghĩ, chỉ có những thành công trong công việc mới có thể củng cố hình ảnh với nhân viên.
Nhưng trên thực tế, lại rất khó để chỉ đạo những người từng là đồng nghiệp thân thiết. Hay thậm chí là tình trạng sếp trẻ – nhân viên già khiến họ không muốn phục tùng. Lúc này, người lãnh đạo phải có những biện pháp vừa mềm mỏng, vừa cứng rắn mới có thể dẫn dắt và định hướng cho cả một tập thể.

Quản lý kinh doanh, nhân viên hiệu quả nếu biết: 7 Lợi ích của phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất 2021
Nỗi lòng làm sếp – sự hy sinh thầm lặng
Một tập thể làm tốt, tất cả mọi người đều có quyền lợi. Ngược lại khi tập thể sai phạm, sếp chính là người đứng mũi chịu sào đầu tiên. Nhân viên có thể bỏ ra 8 tiếng tại văn phòng, sau đó trở về dành thời gian cho bản thân hay gia đình. Nhưng người làm sếp chưa chắc đã có được điều đó. Họ phải trăn trở cho tương lai của doanh nghiệp, phải tìm ra hướng đi để phát triển, bị doanh số và lợi nhuận đè nặng lên vai, trách nhiệm với hàng chục, hàng trăm người khác cần trả lương mỗi tháng.
Stress và mệt mỏi cả một ngày dài, nhưng khi nào cũng phải giữ cái đầu lạnh để đưa ra quyết định. Không cần biết ngày hôm qua khó khăn như nào thì sáng hôm sau đều phải đi làm với tâm thế vui tươi và tích cực, để tạo không khí làm việc và động lực cho nhân viên.

Có quyền lực nhưng đôi khi không thể dùng đến
Quyền lực chính là con dao hai lưỡi. Nó cho phép người làm sếp giao nhiệm vụ, đặt ra những quy tắc để nhân viên chấp hành theo. Nhưng nếu không biết cách sử dụng quyền lực một cách hợp lý, họ rất dễ trở thành một người sếp độc tài trong mắt cấp dưới. Điều này sẽ vô hình tạo nên làn sóng khó chịu, phản đối và không phục trong doanh nghiệp.
Vì vậy, người làm sếp đôi khi phải dẹp quyền lực sang một bên. Đối xử với nhân viên như những người bạn cùng cấp bậc. Trước tiên là để thấu hiểu, sau đó là xây dựng nên sự đồng thuận và hợp tác đối với một tổ chức. Có như vậy, bộ máy doanh nghiệp mới có thể vận hành một cách trơn tru.

Nỗi lòng người làm sếp – chấp nhận nỗi cô đơn
Hiển nhiên là vậy rồi. Trách nhiệm nhiều hơn, khối lượng công việc nhiều hơn, lo toan, trăn trở nhiều hơn. Điều này đòi hỏi người lãnh đạo phải hy sinh thời gian cá nhân cho sự nghiệp. Nếu nhân viên bình thường có thể có rất nhiều bạn. Nhưng nổi lòng của sếp mỗi lần nói đến bạn bè thân thiết có lẽ là một điều quá xa xỉ. Trong khi đó, làm sếp thì có rất nhiều tâm tư và áp lực. Vô hình chung điều này khiến họ trở thành những người cô độc.
Quản lý nhân viên luôn là bài toán khó với bất kỳ người sếp nào. Ngày nay, khi công nghệ phát triển và hỗ trợ đắc lực cho đa số các nghiệp vụ, việc sử dụng một phần mềm quản lý bán hàng miễn phí tốt nhất có tính năng quản lý nhân viên là bước quan trọng cần thiết để tạo ra doanh nghiệp 4.0 thực thụ. Trăm nghe không mắt thấy DÙNG THỬ MIỄN PHÍ để trải nghiệm tất cả các tính năng ưu việt của phần mềm.

Là tâm điểm của lưỡi rìu dư luận
Làm sếp rất dễ bị soi mói. Đây đã chẳng còn là câu chuyện gì quá xa lạ. Sếp sai nhân viên đánh giá là năng lực kém. Sếp đúng thì nhân viên nhận đó là do có một phần đóng góp của mình. Đặc biệt với những trường hợp nhạy cảm như làm việc với người khác giới. Không khó để có hàng trăm, hàng ngàn câu chuyện đoán mò theo sau. Chưa cần biết là họ trong sáng hay không. Nhân viên cứ bàn luận rôm rả và vẽ ra vài cái kịch bản trước đã.
Thậm chí đến từng cử chỉ hành động, biểu cảm sắc mặt của họ cũng được đưa lên bàn cân để đánh giá. Chính vì vậy, người làm sếp bao giờ cũng phải cẩn trọng, từ lời nói, cách hành xử cho tới quyết định cũng phải luôn đúng chừng mực và vô cùng cẩn thận.

Chẳng sai khi nói làm sếp là làm dâu trăm họ. Không phải ai cũng thấu được nỗi lòng làm sếp. Phía sau những thành công là sự hy sinh và đánh đổi không hề nhỏ.

Top 7 ý tưởng kinh doanh thương mại điện tử bạn nên thử năm 2021
Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0 – nơi mà khoa học công nghệ và internet cực kì phát…


Mẫu Content Marketing Facebook, content quảng cáo Fanpage đỉnh nhất
Bạn đang đau đầu vì thiếu ý tưởng quảng cáo sản phẩm? Bạn chạy quảng cáo Facebook đốt tiền rồi…

Social Media Marketing là gì? Những hình thức SMM phổ…
Trong những năm gần đây, sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông…

Kích hoạt bảo mật xác minh 2 bước Facebook cực…
Nếu muốn bảo vệ tài khoản cá nhân của mình khỏi các mối đe…

Những điều cần làm để có 1 ý tưởng kinh doanh hoa tươi thành công
Hoa tươi là dòng sản phẩm không bao giờ lỗi thời bởi nhu cầu của mọi người về mặt hàng…

7 bước lập kế hoạch với những ý tưởng kinh doanh Cafe độc đáo
Kinh doanh quán cafe không phải là điều gì quá mới mẻ…

“Bật mí” cách bán hàng online đắt khách, chốt đơn mỏi tay
Cách bán hàng online đắt khách là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, nhất là với sự cạnh…

Làm sao để tìm nguồn hàng bán buôn bỉm rẻ nhất thị trường hiện nay?
Tìm nguồn hàng bán buôn bỉm đang trở thành vấn đề khá phức tạp đối…

Giải mã ngay cơn sốt mang tên “Văn phòng phẩm Trung Quốc”
Nhắc đến văn phòng phẩm Trung Quốc, tôi dám chắc là phần lớn mọi người…