5 bước đơn giản sẽ tạo được mẫu kế hoạch branding ấn tượng
Branding là một chiến lược dài hạn nhằm tạo ra sự tin tưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp. Để có thể tiếp cận cũng như xây dựng được chúng cần phải có một quy trình với những mẫu kế hoạch branding rõ ràng. Vậy doanh nghiệp phải làm gì để tạo một bảng biểu ấn tượng và mang tính thực thi.
Mẫu kế hoạch branding là gì?
Là một bảng biểu tập hợp tất cả những hành động cần phải thực hiện để xây dựng thương hiệu. Những hành động này được sắp xếp một cách trình tự có trước có sau để đảm bảo được tính nhất quán và khả thi.
Để thương hiệu có thể phát triển được thì điều kiện cần phải có là một bản kế hoạch hoàn chỉnh. Điều này sẽ giúp công ty vạch ra đường đi cụ thể và phân bố thời gian một cách chính xác để giảm thiểu những rủi ro xảy ra. Tuy nhiên để tạo được bản kế hoạch phát triển thương hiệu khá là khó. Bởi chúng không đơn giản chỉ là lý thuyết thiếu thực tế mà còn dựa trên nhiều cơ sở, hiện trạng của thị trường để phân tích tổng hợp.
➤ Bạn đã biết: Top phần mềm quản lý Fanpage tốt nhất theo xếp hạng của 10.000 chủ shop năm 2021 chưa?
Làm thế nào tạo được một mẫu kế hoạch branding ấn tượng?
Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng lớn chúng đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải xây dựng được một bản chiến lược cụ thể để không bị rớt khỏi “cuộc chơi”. Dưới đây là 5 bước tạo ra mẫu kế hoạch branding ấn tượng mà bạn có thể cần.
Bước 1: Tạo mẫu kế hoạch branding dựa vào định vị thương hiệu
Đây là bước đầu tiên và cũng và bước quan trọng để tạo nên một bản kế hoạch khả thi nhất. Doanh nghiệp cần phải biết mình là ai? Vị trí mình đang đứng trên thị trường ở đâu? Và sản phẩm của mình tạo ra cảm xúc gì cho khách hàng? Hay nói một khác là định vị thương hiệu của mình ở đâu trong tâm trí khách hàng. Từ những điều đó bạn phân tích được điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp rồi đưa ra những chính sách cải thiện.
Bước 2: Nghiên cứu thị trường
Điều này chính là tìm hiểu và phân tích các đối thủ có cùng sản phẩm với doanh nghiệp. Yêu cầu đưa ra bạn phải nêu được những ưu điểm cũng như nhược điểm của họ. Từ đó làm thế nào biến những hạn chế của họ thành lợi thế của doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng nên tập trung khai thác các tính năng của thương hiệu và suy nghĩ “tại sao khách hàng nên chọn sản phẩm của bạn thay vì đối thủ”. Hãy tìm một lý do chính đáng.
Ví dụ: Apple và Samsung là hai thương hiệu lớn về các loại mặt hàng điện tử. Nhưng bạn xem, cũng cùng một dòng sản phẩm nhưng tại sao Apple luôn đứng đầu danh mục được yêu thích nhất mà không phải thương hiệu khác. Chẳng phải Apple luôn tung ra những sản phẩm với các tính năng đáp ứng được nhu cầu và mong đợi khách hàng hay sao.
► Phần mềm bán hàng online là một công cụ giúp bạn nghiên cứu khách hàng hoàn hảo. Dựa vào dữ liệu được đồng bộ trực tiếp từ mọi nguồn đơn, bạn sẽ có các báo cáo về khách hàng, lượng hàng bán chạy, dự toán doanh số theo báo giá, tồn kho, lãi lỗ thu về theo thời gian thực bằng các biểu đồ dễ hiểu chỉ mất vài giây!
Bước 3: Thiết lập logo, khẩu hiệu và tuyên bố giá trị của thương hiệu
Giá trị thương hiệu là những lợi ích của sản phẩm hay dịch vụ mang tới người tiêu dùng. Chúng cũng chính là mục đích tồn tại của thương hiệu và là cơ sở cho mọi hoạt động tuyên truyền khác. Còn logo và khẩu hiệu là cái mà khách hàng có thể nhận ra thương hiệu nhanh chóng và giúp doanh nghiệp thực hiện các chiến lược quảng bá dễ dàng.
Bước 4: Liệt kê những lịch trình với nội dung cụ thể
Sau khi đã thu thập được tài liệu từ những bước trên thì bạn nên vạch ra những bước đi cụ thể hơn như:
– Kế hoạch cho sản phẩm: Bao gồm chất lượng, giá cả, bao bì, … Mọi thứ phải thật hoàn hảo và chính xác để thực hiện các khâu tiếp theo.
– Tìm kiếm khách hàng mục tiêu: Dân số Việt Nam theo thống kê 2020 là 97.3 triệu người. Không phải ai trong số họ cũng là khách hàng của bạn. Cần tìm và hướng đến đối tượng cụ thể nhất để giảm thiểu những chi phí khác.
Xem ngay: Xác định khách hàng mục tiêu chỉ với 5 bước “thần thánh”
– Kế hoạch marketing thương hiệu: Vạch ra những hành động cụ thể cho quảng cáo – pr, dịch vụ, các chiến dịch từ các trang mạng xã hội, cách tiếp thị sản phẩm, … Làm thế nào để người tiêu dùng biết đến sản phẩm và giá trị mà doanh nghiệp muốn mang lại.
Bước 5: Thực hiện và kiểm tra đánh giá
Khi đã tạo được các bản kế hoạch cần phải bắt tay vào làm ngay. Tuy nhiên cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng những điểm nào phù hợp và những điểm không hợp lý để loại bỏ.
Đi đôi với thực hiện là kiểm tra, mục đích chính là để xem chúng có phù hợp với thị trường hiện tại hay không. Nếu không phải kịp thời sửa đổi và bổ sung
>>> Cảnh báo: Hiểm họa khôn lường từ phần mềm quản lý bán hàng offline ít ai ngờ tới
Như vậy, việc tạo lập một mẫu kế hoạch branding là một việc làm cần thiết với mỗi doanh nghiệp. Chúng không chỉ xây dựng cho bạn một hướng đi cụ thể mà còn đảm bảo được tính khả thi và hạn chế khả năng rủi ro, đặc biệt về kinh tế mà bất cứ doanh nghiệp nào đều không muốn. Với 5 bước thực hiện trên chắc chắn doanh nghiệp sẽ có những kế hoạch khả thi nhất mà bạn không thể ngờ.