Nếu muốn làm sếp hãy học 7 cách quản lý bản thân mình ngay
Với bất kỳ ai nếu muốn làm sếp, điều đầu tiên là phải ghi điểm với người đứng đầu. Tuy nhiên, không có cách nào ghi điểm tốt nhất đối với cấp trên bằng khả năng quản lý bản thân. Chính vì vậy, bài viết này sẽ gợi ý cho bạn 7 cách quản lý bản thân hiệu quả. Cùng tham khảo nhé!
1. Muốn làm sếp hãy quản lý thời gian hiệu quả
Để quản lý thời gian một cách hiệu quả nhất đầu tiên hãy vạch ra những kế hoạch trước khi làm bất cứ điều gì. Khi có kế hoạch cụ thể hãy ước chừng cả thời gian có thể hoàn thành mỗi công việc đó để tiện sắp xếp. Khi lập kế hoạch hãy nhớ liệt kê chi tiết, và đánh dấu làm những công việc thật sự cần thiết trước, những việc có thể để lại nên sếp phía sau để tránh hao hụt thời gian. Sau khi hoàn thành hãy tổng kết các công việc một cách khoa học. Điều này sẽ giúp bạn tận dụng thời gian đúng lúc đúng chỗ và không bị lãng phí thời gian vào những vấn đề không cần thiết.
♦ Bật mí thêm: Quản lý thời gian hiệu quả với phần mềm quản lý bán hàng
2. Quản lý tính chủ động
Chủ động có nghĩa là bạn sẽ làm việc một cách chăm chỉ mà không cần ai nhắc nhở. Hãy thể hiện điều này bằng cách tự suy nghĩ và hành động khi cần thiết. Bạn sẽ phải dùng cái đầu của mình và tạo thật nhiều động lực để đạt được mọi thứ. Việc chủ động đòi hỏi sự tin tưởng vào chính mình bởi vì bạn cần phải kiên trì và có động lực để làm mọi công việc mà không cần ai nhắc nhở. Đây là cách để bạn ghi điểm với cấp trên giúp mang lại thành quả rất tích cực.
3. Quản lý công việc theo thứ tự ưu tiên
Những quy luật thường cho thấy, nếu bạn không biết cách quản lý các ưu tiên thì công việc của bạn sẽ luôn áp lực và giảm hiệu suất. Đặc biệt vị trí của bạn lại ở giữa một tổ chức, vì vậy bạn sẽ có một dãy các công việc cần phải xử lý. Bạn nên quản lý các ưu tiên theo cách mà nhiều người đi trước đã thực hiện và thành công như:
- Dành 80% thời gian -> làm những công việc bạn giỏi nhất
- Dành 15% thời gian -> làm những công việc bạn đang học hỏi
- Dành 5% thời gian -> làm những việc cần thiết phải làm khác
Có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong thời gian đầu khi thực hiện. Tuy nhiên, bạn cần học cách trao quyền, tính kỷ luật và phải thật quyết đoán khi quyết định đâu là những việc bạn không nên làm. Thích làm một số công việc khác không có nghĩa là đưa nó vào danh sách việc cần. Hãy chỉ đưa những đưa những việc vào danh sách cần làm nếu nó giúp bạn phát triển được khả năng hoặc những việc cấp trên yêu cầu đích thân bạn làm.
♦ Tham khảo: Quy trình bán hàng đa kênh để quản lý công việc hiệu quả hơn
4. Quản lý suy nghĩ
Kẻ thù lớn nhất của những suy nghĩ đó là sự bận rộn. Khi bạn muốn trở nên xuất sắc, hãy biết cách quản lý sự bận rộn của mình. Nếu bạn thấy nhịp độ cuộc sống của mình quá gấp gáp và không có chút thời gian nào để suy nghĩ trong ngày làm việc, hãy viết ra giấy 2 – 3 điều bạn cần đầu tư thời gian để tìm phương án giải quyết. Sau đó, hãy tìm thời gian suy nghĩ thích hợp về những điều đó.
5. Muốn làm sếp hãy quản lý lời nói
Hầu hết các nhà lãnh đạo cấp cao thường không nghe lời bạn nói mà đánh giá cao về hành động. Nếu họ ngừng công việc đang làm lại để lắng nghe thì chứng tỏ những lời họ nghe sẽ có giá trị. Vì vậy, hãy sử dụng ngôn ngữ có hiệu quả nhất. Nếu bạn muốn lời nói của mình có sức hút, hãy để tâm nhiều hơn đến chúng. Bên cạnh đó, nếu bạn quản lý tư duy và tận dụng hiệu quả khoảng thời gian tập trung suy nghĩ thì kỹ năng quản lý lời nói của bạn sẽ tiến bộ lên trông thấy. Đối với người lãnh đạo cấp cao, nếu có điều muốn nói, hãy nói một cách ngắn gọn và xúc tích. Nếu không có gì đáng nói đôi khi việc tốt nhất là bạn nên giữ im lặng.
6. Muốn làm sếp phải biết cách quản lý năng lượng
Trong chúng ta, ngay cả những người giàu năng lượng nhất cũng có thể bị rút cạn trong các tình huống khó khăn hoặc không biết cách phân bổ và sử dụng chúng. Có ba nhóm khiến năng lượng bị hao mòn mọi người thường mắc phải bao gồm: Làm những việc thật sự không quan trọng, không có khả năng để làm những việc quan trọng, không có khả năng để đối phó với các vấn đề.
Chính vì vậy, đề quản lý năng lượng bản thân tốt nhất, mỗi một ngày bạn nên nhìn vào lịch làm việc và lên danh sách những việc cần làm. Từ đó, hãy bảo bạn có đủ năng lực để thực hiện việc đó với sự tập trung và thần thái tốt nhất.
7. Quản lý cuộc sống riêng
Điều cuối cùng, dù bạn quản lý bản thân và làm việc rất hiệu quả nhưng nếu cuộc sống riêng của bạn làm một mớ hỗn độn thì mọi thứ sẽ dần trở nên bung bét. Chính vì vậy, hãy học cách quản lý cuộc sống riêng tư bởi “Không có thành công nào trong sự nghiệp đáng để bạn phải hi sinh gia đình của mình”. Định nghĩa của sự thành công là bên cạnh luôn có những người luôn yêu thương và tôn trọng mình.
Trên đây là những chia sẻ về 7 cách quản lý bản thân mình nếu muốn làm sếp. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin thật sự bổ ích.
Tìm đọc thêm: