Thế nào là nhà quản trị giỏi và những tấm gương đáng học hỏi
Với tầm ảnh hưởng và danh vọng đã đạt được, thành công của những nhà quản trị giỏi luôn là mơ ước của không ít người. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc bí quyết của họ là gì? Làm sao để có thể chạm tới vinh quang giống họ? Ngay bây giờ, chúng ta sẽ cùng trả lời câu hỏi này qua bài viết dưới đây.
Thế nào là 1 nhà quản trị giỏi?
Trên thực tế, không có câu trả lời chính xác nào về khuôn mẫu của một nhà quản trị giỏi. Bởi mỗi người đều có một phong cách lãnh đạo và tầm nhìn khác biệt. Tuy nhiên, chúng ta có thể liệt kê ra một số điểm chung đáng chú ý sau đây:
Biết cách xác định phương hướng đúng đắn cho doanh nghiệp
Để đạt được mục tiêu, trước tiên nhà quản trị phải vạch ra được đường đi để tiến gần tới mục tiêu đó. Nó được gọi là định hướng phát triển. Bạn cần xác định được đâu là chính sách cần được ưu tiên cho công việc của tổ chức, lợi nhuận doanh thu muốn đạt được là bao nhiêu? Từ đó tập trung nguồn lực để thực hiện và hoàn thành hoạch định đã đề ra.
Trình độ chuyên môn vững chắc
Một khi trở thành nhà quản trị, chắc chắn trình độ chuyên môn của bạn phải có điểm nổi trội hơn những người khác. Đó là cả quá trình trau dồi, học hỏi không ngừng nghỉ. Bởi một lĩnh vực mà bạn không có hiểu biết thì làm sao có thể xử lý được công việc. Kiến thức giúp họ không bị mất phương hướng trong việc định vụ và quản lý tổ chức.
♦ Tìm hiểu thêm: Nên dùng phần mềm bán hàng nào trong quản lý nhân sự?
Nắm bắt cơ hội
Để làm được điều này, yêu cầu nhà quản trị phải thực sự sáng suốt và quyết đoán. Đôi khi có những cơ hội chỉ xuất hiện duy nhất một lần. Trong khi bạn đang chần chừ suy nghĩ xem có nên tiếp nhận hay không, thì rất có thể nó đã rơi vào tay của người khác. Bạn cần nhìn nhận được mặt tích cực, tiềm năng mà nó mang lại. Hãy tìm cách giải quyết và lường trước những rủi ro có thể xảy đến thay vì sợ sệt.
Kỹ năng quản lý thời gian
Trở thành nhà quản trị đồng nghĩa với việc khối lượng công việc, vai trò và nhiệm vụ lớn hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên, một ngày của bạn cũng chỉ có 24 giờ. Vậy nếu không biết cách quản lý thời gian một cách hiệu quả, chắc chắn bạn sẽ không thể nào giải quyết được hết công việc. Hãy xác định đâu là việc quan trọng, cần được ưu tiên, nên dành bao nhiêu thời gian để hoàn thành.
Các nhà quản trị giỏi ở Việt Nam
Nhà quản trị Việt Nam ngày càng chứng tỏ được khả năng, vị thế của bản thân trên thị trường quốc tế. Họ là ai? Chúng ta cùng điểm qua những gương mặt tiêu biểu qua danh sách sau đây.
Phạm Nhật Vượng
Được Forbes ví như “Donald Trump của Việt Nam”. Và từng đứng ở vị trí 974 trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới. Phạm Nhật Vượng chính là chủ tịch tập đoàn Vingroup. Người sở hữu khối tài khoản khổng lồ với hàng trăm dự án thuộc nhiều lĩnh vực. Có thể kể đến như: bất động sản, du lịch, y tế, sức khỏe, công nghệ ô tô, mua sắm bán lẻ,… Cùng với đó là hệ thống khách sạn, công viên giải trí trải dài trên khắp Việt Nam.
♦ Tìm hiểu thêm: Cách sử dụng phần mềm bán hàng để quản lý nhân viên hiệu quả
Đoàn Nguyên Đức
Từng là người Việt Nam duy nhất được Wall Street Journal ghi tên vào danh sách những doanh nhân có ảnh hưởng nhất tại khu vực Đông Nam Á . Đồng thời được coi là người có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân Việt Nam. Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức là điển hình cho ví dụ 1 nhà quản trị giỏi. Ông đang thoát dần khỏi nguồn phụ thu chủ yếu từ các dự án bất động sản trong nước. Chuyển dần mũi nhọn sang các dự án nước ngoài.
Mai Kiều Liên
Mai Kiều Liên là chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk. Được tạp chí Quản trị Doanh nghiệp Châu Á bình chọn là một trong những nhà quản trị doanh nghiệp (CEO) xuất sắc của Châu Á trong lĩnh vực Quan hệ với nhà đầu tư. Bên cạnh đó, bà cũng được tạp chí Forbes vinh danh trong danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất khu vực Châu Á. Với sự phát triển của Vinamilk trước những giai đoạn khủng hoảng, chúng ta có thể đánh giá được khả năng quản trị xuất chúng của vị nữ doanh nhân này.
♦ Tìm hiểu thêm: phần mềm Abit – công cụ quản lý nhân viên từ xa
Để trở thành một nhà quản trị giỏi không phải là một thử thách đơn giản. Nó đòi hỏi bạn phải có sự cố gắng, quyết tâm, kỹ năng cũng như khả năng. Thành công sẽ mỉm cười khi bạn thực sự đủ nỗ lực và năng lực.