Sếp là gì? Những mục tiêu cần có để trở thành người quản lý số 1
Hiện nay, rất nhiều người đang nhầm lẫn khái niệm về sếp sang các quan niệm khác. Vậy sếp là gì? Cần những mục tiêu nào để có thể trở thành người quản lý “số 1”? Vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết này. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Sếp là gì?
Sếp là một người quản lý, làm việc trong một tổ chức có quyền hạn điều khiển công việc của một cá thể và phải chịu trách nhiệm trước hành động và công việc của họ. Bên cạnh đó, người sếp còn phải biết lập kế hoạch, lãnh đạo, tổ chức và kiểm soát mọi việc trong công ty như nhân viên, tài chính, cơ sở vật chất một cách có hiệu quả nhất.
2. Những mục tiêu cần có để trở thành người sếp “số 1” là gì?
Nhìn chung, người sếp có rất nhiều mục tiêu trong các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, dù là lĩnh vực nào đi chăng nữa thì là một người sếp bạn cần đáp ứng được những mục tiêu sau đây
- Biết cách quản lý, tạo ra sự thống nhất giữa sếp và nhân viên.
- Định hướng sự phát triển của tổ chức đi theo mục tiêu và phương hướng nhất định nhằm mang đến kết quả tốt kết trong công việc
- Biết cách tổ chức, phối hợp, điều hòa hướng dẫn hoạt động các cá thể
- Luôn thúc đốc các cá thể làm việc, tạo động lực trong mọi tình huống, luôn có cách xử lý phù hợp khi có cá nhân vi phạm
- Tạo ra môi trường làm việc ổn định, bền vững, phát triển tốt nhất cho mọi người
3. Nhiệm vụ của người sếp là gì?
Ai cũng biết trở thành một người sếp không phải là điều đơn giản bởi cùng lúc bạn sẽ phải đảm đương rất nhiều công việc khác nhau như
3.1. Lãnh đạo nhân viên
Lãnh đạo là một công việc rất quan trọng mà người quản lý cần phải thực hiện thường xuyên. Bởi những người nhân viên dưới quyền của bạn không thể có một định hướng công việc rõ ràng và cụ thể nếu thiếu đi hướng dẫn của người sếp.
Trong nhiệm vụ lãnh đạo còn bao gồm những việc nhỏ khác như giao công việc, ủy thác trách nhiệm để nhân viên thực hiện nhiệm vụ dưới sự chỉ dẫn và giám sát của bạn. Chính vì vậy, bạn cần hiểu rõ những nhân viên của mình xem ai có thế mạnh và khuyết điểm gì để bàn giao công việc cho phù hợp.
♦ Bật mí: Lãnh đạo nhân viên suất xắc hơn với phần mềm quản lý bán hàng – Công cụ hỗ trợ vận hành, quản lý doanh nghiệp thời đại mới.
3.2. Trở thành cầu nối giữa các nhân viên
Một nhiệm vụ được hoàn thành nhanh chóng chỉ khi những nhân viên của bạn hợp tác với nhau một cách ăn ý. Vậy để đạt được điều này thì vai trò của người sếp đó là cầu nối gắn kết giữa các nhân viên, giúp cho họ hiểu nhau hơn đồng thời bạn sẽ lắng nghe được những ý kiến đóng góp của họ một cách dễ dàng.
3.3. Biết cách khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả hơn
Xuất phát từ sự thấu hiểu tính chất công việc cũng như từng khó khăn của nhân viên, bạn hãy tìm ra những cách tạo động lực nhất định cho họ trong quá trình làm việc căng thẳng. Đó có thể là những lời hỏi thăm, động viên hay những party nho nhỏ. Đội ngũ nhân viên của bạn có được khoảng thời gian thư giãn cần thiết trước khi tiếp tục công việc. Đây là cách giúp nhân viên lấy lại tinh thần làm việc một cách hiệu quả nhất.
3.4. Tổ chức và sắp xếp công việc cho nhân viên
Tổ chức và sắp xếp công việc cho nhân viên là một trong những yếu tố cơ bản đối với người sếp. Vì vậy, nhiệm vụ của bạn lúc này chính là tổ chức và sắp xếp lại chuỗi công việc sao cho thật hợp lý. Ngoài ra, bạn cần xác định xem việc nào quan trọng cần làm trước, nhiệm vụ nào có thể trì hoãn được.
Nói sâu hơn thì việc tổ chức không chỉ dừng lại ở mức độ công việc mà nó còn bao hàm cả vấn đề tổ chức nội bộ nhân viên. Có nghĩa là bạn phải bố trí nguồn lực phù hợp đối với từng nhiệm vụ.
3.5. Đàm phán và thỏa thuận
Với tư cách là một người sếp, bạn cần trang bị cho mình những kĩ năng đàm phán và thỏa thuận với những người xung quanh. Điều này, không chỉ mang lại cho bạn lợi thế trong việc kinh doanh mà còn giúp bạn dễ dàng sắp xếp, tổ chức nội bộ cũng như phân nhiệm vụ cho nhân viên của mình
Qua bài viết này bạn đã có câu trả lời cho sếp là gì rồi chứ. Tôi tin nếu bạn đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ được nêu trên chẳng mấy chốc mà bạn sẽ trở thành một người quản lý “số 1”. Chúc các bạn thành công.
Tìm hiểu thêm: