Mô hình kinh doanh canvas và lean canvas – chìa khóa dẫn đến thành công

25/04/2022 7585

Tất cả những ông lớn trên thế giới hiện nay như Google, Facebook, Apple, BMW,… đều đang sử dụng mô hình kinh doanh canvas và lean canvas. Độ nổi tiếng và thành tựu của những thương hiệu này đã được cả thế giới công nhận. Vậy mô hình canvas và lean canvas là gì mà giúp họ thành công như vậy. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Tổng quan về mô hình kinh doanh canvas

1.1. Mô hình kinh doanh canvas là gì?

Mô hình kinh doanh Canvas – được phát triển bởi Alexander Osterwalder là một bộ công cụ trực quan hiện đại được nhiều nhà quản lý chiến lược sử dụng để nhanh chóng xác định, truyền đạt một ý tưởng kinh doanh hay khái niệm nào đó.

Mô hình này cung cấp một cái nhìn toàn diện nhất về doanh nghiệp. Đồng thời cũng rất hữu ích trong việc thực hiện phân tích, so sánh về tác động của sự gia tăng đầu tư đối với bất kỳ một yếu tố ảnh hưởng nào.

1.2. Các thành tố trong 1 mô hình kinh doanh canvas

Các thành tố của một mô hình kinh doanh Canvas mẫu
Các thành tố của một mô hình kinh doanh Canvas mẫu

Phân khúc khách hàng (Customer Segments)

Phân khúc khách hàng có nghĩa là phân loại khách hàng thành từng nhóm dựa trên nhu cầu cụ thể mà sản phẩm, dịch vụ của bạn muốn giải quyết. Nó cũng là kênh tham chiếu để đảm bảo các tính năng của sản phẩm, dịch vụ phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của phân khúc.

Để thực hiện phân khúc khách hàng hiệu quả. Đầu tiên bạn phải biết khách hàng của mình là ai thông qua các nhu cầu hiện tại và tương lai của họ. Sau đó, bạn phải liệt kê khách hàng của mình theo từng mức độ ưu tiên. Cuối cùng, bạn nên đánh giá kỹ lưỡng khách hàng của mình thông qua các điểm mạnh và điểm yếu của họ. Đồng thời khám phá các tệp khách hàng khác có thể đem lại lợi ích cho công ty nếu tập trung vào họ.

Quy trình bán hàng đa kênh thâu tóm lượng khách hàng tối đa về cho doanh nghiệp đang được áp dụng phổ biến trong 3 năm trở lại đây. Hãy chớp lấy ngay cơ hội này để mở rộng quy mô kinh doanh và gia tăng cơ hội bán hàng lên gấp nhiều lần từ hôm nay.

Giải pháp giá trị (Value Propositions)

Đây là khái niệm cơ bản về việc trao đổi giá trị giữa khách hàng và doanh nghiệp. Những giá trị này cần sự độc đáo và khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

Giải pháp giá trị trong mô hình kinh doanh canvas gồm hai loại như sau:

  • Giá trị định lượng: chính là giá cả hay độ hiệu quả của sản phẩm hay dịch vụ.
  • Giá trị định tính: là trải nghiệm khách hàng, kết quả và công dụng của sản phẩm.

Giải pháp giá trị được cung cấp thông qua 1 số thuộc tính như hiệu suất, sự tuỳ chỉnh linh hoạt, khả năng hoàn thành công việc, thương hiệu của doanh nghiệp, giao diện thiết kế, sự cải tiến, giá cả, độ giảm thiểu rủi ro, tính tương tác đa chiều,…

Giải pháp giá trị
Giải pháp giá trị

Kênh kinh doanh (Channels)

Kênh kinh doanh chính là cầu nối giữa phân khúc khách hàng và giải pháp giá trị của sản phẩm công ty mang đến. Có hai loại kênh cơ bản đó là:

  • Kênh thuộc sở hữu của công ty (các cửa hàng)
  • Kênh đối tác (các Nhà phân phối)

Công ty có thể chọn 1 trong 2 hoặc kết hợp cả 2 loại hình.

Quan hệ khách hàng (Customer Relationships)

Sau khi đã xác định và phân khúc được từng khách hàng thì bạn cần phải hiểu được mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng sẽ là gì? Quan hệ khách hàng được phân loại như sau:

Hỗ trợ cá nhân: công ty tương tác trực tiếp với khách hàng thông qua nhân viên.

Hỗ trợ cá nhân chuyên dụng: thể hiện dưới sự tương tác chặt chẽ giữ khách hàng và công ty thông qua một người đại diện. Người đại diện này sẽ chịu trách nhiệm phục vụ và trải nghiệm của từng khách hàng với công ty.

Tự phục vụ: công ty cung cấp các công cụ để khách hàng tự phục vụ chính họ.

Dịch vụ tự động: là mối quan hệ tự phục vụ tùy chỉnh. Các thao tác lựa chọn của khách hàng sẽ được lưu lại để nâng cao trải nghiệm tổng thể.

Cộng đồng: Trong thời buổi công nghệ phát triển đã tạo ra các cộng đồng khách hàng và cho phép các doanh nghiệp trao đổi trực tiếp với họ. Điều này cho phép trải nghiệm khách hàng được nâng cao vì họ có thể chia sẻ trải nghiệm riêng đồng thời đưa ra những mong muốn và giải pháp chung.

Đồng sáng tạo: Khách hàng tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng sản phẩm, dịch vụ của công ty.

Luôn hướng tới trải nghiệm tốt cho khách hàng
Luôn hướng tới trải nghiệm tốt cho khách hàng

♦ Bảo vệ số điện thoại trên comment của khách hàng bằng phần mềm ẩn comment Fanpage, bạn sẽ không để thông tin cá nhân của các “thượng đế” bị rò rỉ. Đồng thời tránh luôn được nguy cơ bị đối thủ cướp khách chơi xấu, gửi hàng fake làm ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh.  

Dòng doanh thu (Revenue Stream)

Dòng doanh thu là cách mà công ty chuyển đổi giá trị hoặc giải pháp cho vấn đề của khách hàng thành lợi ích tài chính.

Có thể tạo dòng doanh thu bằng những cách sau:

  • Bán tài sản: Công ty bán quyền sở hữu hàng hoá lại cho khách hàng.
  • Phí sử dụng: Công ty tính phí cho quyền sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Phí đăng ký: Công ty tính phí sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ thường xuyên.
  • Tiền cho vay/ Cho thế chấp/ Cho thuê: Khách hàng phải trả phí để có quyền truy cập độc quyền với sản phẩm trong một khoảng thời gian cố định.
  • Cấp phép: Công ty tính phí khi sử dụng tài sản trí tuệ của họ.
  • Phí môi giới: Mức phí mà các công ty hoặc cá nhân đóng vai trò trung gian giữa hai bên môi giới thu lại.
  • Quảng cáo: Công ty tính phí các bên quảng cáo sản phẩm trên kênh của mình.

Nguồn lực chủ chốt (Key Resources)

Đây là những tài sản cốt lõi của doanh nghiệp để cung cấp giá trị cho khách hàng. Nguồn lực có thể được phân thành con người, tài chính, thể chất và trí tuệ.

Việc liệt kê các nguồn lực chính của doanh nghiệp là rất quan trọng. Nó giúp bạn có ý tưởng rõ ràng về sản phẩm, dịch vụ mà công ty cần tạo ra, xác định những nguồn lực nào có thể tận dụng hoặc không cần thiết để tiết kiệm chi phí.

Sau khi có danh sách nguồn lực cuối cùng, công ty sẽ quyết định cần đầu tư bao nhiêu vốn vào các nguồn lực này để có thể vận hành doanh nghiệp bền vững.

Các nguồn lực chủ chốt trong mô hình kinh doanh Canvas
Các nguồn lực chủ chốt trong mô hình kinh doanh Canvas

Hoạt động trọng yếu (Key Activities)

Các hoạt động trọng yếu của doanh nghiệp là những hành động mà doanh nghiệp sẽ thực hiện để tạo ra giải pháp giá trị cho khách hàng và khiến mô hình kinh doanh trở nên hiệu quả.

Cần phải đánh giá độ hiệu quả của các hoạt động này trong mô hình kinh doanh. Từ đó cân nhắc tác động và tiến hành cải tiến hoặc loại bỏ những hoạt động không cần thiết.

Các đối tác chính (Key Partnerships)

Đối tác chính là danh sách những công ty, nhà cung cấp mà bạn cần liên kết để đạt được các hoạt động chính, giúp mô hình kinh doanh hoạt động hiệu quả và giảm thiểu rủi ro.

Các đối tác có thể được phân loại như sau:

  • Liên minh chiến lược giữa các đối thủ cạnh tranh
  • Liên doanh
  • Mối quan hệ giữa nhà cung cấp và người mua

Bạn nên xác định đâu là đối tác chính, từ đó lập kế hoạch quan hệ đối tác trong tương lai.

Đối tác chính trong mô hình này là ai?
Đối tác chính trong mô hình này là ai?

Cơ cấu chi phí (Cost Structure)

Cấu trúc chi phí là những khoản tiền mà doanh nghiệp cần để chi trả cho những hoạt động của họ.

Một số đặc điểm chung của cấu trúc chi phí:

  • Chi phí cố định : chi phí không thay đổi trong một khoảng thời gian cố định
  • Chi phí biến đổi: chi phí thay đổi tùy theo phương sai trong quá trình sản xuất.
  • Tính kinh tế theo quy mô: chi phí giảm khi sản xuất tăng lên.
  • Tính kinh tế của phạm vi: chi phí giảm bằng cách đầu tư vào những hoạt động có liên quan đến sản phẩm chính.

Bạn cần xác định rõ ràng tất cả các chi phí liên quan đến doanh nghiệp. Sự hiểu biết thực tế về cơ cấu chi phí của doanh nghiệp là một trong những đặc điểm nổi bật của mô hình kinh doanh tốt. Sau đó, bạn mới tiến hành liệt kê chi tiết tất cả các chi phí lên khung vẽ, để chúng được trực quan hơn và tạo kế hoạch cho việc sử dụng từng chi phí.

➤ Hiện nay các phần mềm quản lý bán hàng miễn phí được quảng cáo rầm rộ với nhiều tính năng hấp dẫn. Tuy nhiên, đó chính là cạm bẫy chiêu dụ người sử dụng đăng ký và tải về thành công rồi mới  thu thêm hàng loạt các loại phí phát sinh. Chưa kể đến là những rủi ro về bảo mật, vi rút, mã độc.. Tìm hiểu về vấn đề này bằng cách link vào đọc bài tại link.

1.3. Tại sao nên xây dựng mô hình kinh doanh Canvas?

Mô hình kinh doanh Canvas giúp bạn có tư duy trực quan

Mô hình kinh doanh Canvas mang đến cho bạn một cái nhìn trực quan để dễ dàng cân nhắc và đưa ra quyết định. Nó đưa ra một bản phân tích cụ thể về những yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp và làm rõ phương hướng của doanh nghiệp thông qua mô hình.

Nắm bắt mối quan hệ giữa 9 yếu tố

Mô hình kinh doanh Canvas cho phép bạn hiểu 9 yếu tố liên quan mật thiết với nhau như thế nào. Tìm ra phương pháp hữu ích có thể thay đổi để tăng hiệu suất công việc.

Dễ dàng lưu hành

Canvas là công cụ cho phép dễ dàng truy cập và chia sẻ. Bạn có thể chuyền tay nhau để mọi người có thể nắm bắt ý chính của nó cũng như bổ sung thêm thông tin nếu cần thiết.

1.4. Ví dụ về mô hình kinh doanh canvas

Mô hình kinh doanh Canvas được sử dụng rất phổ biến tại nhiều công ty, doanh nghiệp. Những thương hiệu nổi tiếng thành công khi áp dụng mô hình kinh doanh này có thể kể đến như Uber, BMW,…

Bảng Canvas của Uber
Bảng Canvas của Uber
Bảng Canvas của BMW
Bảng Canvas của BMW

 

2. Mô hình kinh doanh Lean Canvas

2.1. Khái niệm về mô hình Lean Canvas

Mô hình Lean Canvas được sáng tạo bởi Ash Maurya như là một sự phát triển của mô hình kinh doanh Canvas. Nó phác thảo cách tiếp cận từ khía cạnh tìm và giải quyết vấn đề nhiều hơn nhằm phục vụ cho các đối tượng chính là doanh nhân khởi nghiệp.

Mô hình kinh doanh Lean Canvas
Mô hình kinh doanh Lean Canvas

2.2. Thành phần của 1 bảng Lean Canvas

  • Problem (vấn đề): Cần phải tìm hiểu và phân tích các vấn đề mà khách hàng cũng như thị trường gặp phải là yếu tố đầu tiên của mô hình.
  • Customer Segments (CS- Phân khúc khách hàng): Nhóm khách hàng chính mà bạn hướng đến là ai?
  • Unique Value Proposition (UVP – Đề xuất giá trị khác biệt): Những ưu điểm của mô hình khởi nghiệp của bạn là gì? Đâu là lý do quan trọng nhất khiến họ chọn sản phẩm của bạn?
  • Solution (Giải pháp): Các đặc điểm chính của sản phẩm hoặc dịch vụ giúp khách hàng giải quyết các vấn đề của họ.
  • Key Metrics (Chỉ số chủ chốt): Ở bất kỳ thời điểm nào cũng chỉ có một vài hoạt động chính sẽ mang lại giá trị. Vậy nên các doanh nhân khởi nghiệp cần tìm ra và tập trung vào các hoạt động chính.
  • Revenue streams (Nguồn thu nhập): Nguồn thu nhập của bạn sẽ đến từ đâu?
  • Cost Structure (Chi phí): Các chi phí mà công ty phải bỏ ra để duy trì hoạt động cho mô hình.
  • Channels (Kênh bán hàng): Là các phương tiện tiếp cận, quảng bá và bán hàng của công ty.
  • Unfair Advantage (Lợi thế cạnh tranh độc quyền): Đây là phần khó hoàn thiện nhất của các Startup. Là những thứ bạn có mà người khác hay đối thủ không thể sao chép được.

2.3. Ví dụ về mô hình Lean Canvas

Dưới đây là hình ảnh ví dụ về mô hình kinh doanh Lean Canvas của Facebook

Mô hình kinh doanh Lean Canvas của Facebook
Mô hình kinh doanh Lean Canvas của Facebook

♦ Xem thêm: Mô hình kinh doanh B2C là gì? Các loại mô hình B2C phổ biến 2021

Có rất nhiều ví dụ điển hình cho thấy sự thành công khi áp dụng mô hình kinh doanh Canvas và Lean canvas này. Vì vậy bạn cũng nên sử dụng mô hình này và vận dụng triệt để 9 yếu tố để xây dựng doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công!

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

Los AngelesChủ đề hot