Bật mí thông tin cần thiết về đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp
Không ai ở trên đời đẻ con ra mà không cho con mình một cái tên hợp pháp cũng giống như một doanh nghiệp không thể không đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hay dịch vụ của mình tạo ra. Việc đăng kí không phải quá khó nếu bạn biết cách làm và cẩn thận chuẩn bị.
1. Đăng ký nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt các sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp hay cá nhân bao gồm tên, logo, và các kí hiệu khác.
Đăng ký nhãn hiệu và logo không chỉ là điều kiện cần và đủ cho sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp trước khi bước vào thị trường mà còn là nền tảng phát triển tài sản hữu hình của công ty.
Vậy đăng ký nhãn hiệu là hình thức nộp đơn đăng kí cho sản phẩm hay dịch vụ của một tổ chức hay một cá nhân sáng chế cho cơ quan thẩm quyền xem xét cấp chứng nhận.
Hình thức này sẽ ghi nhận nhãn hiệu và chủ sở hữu vào sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu. Chúng nhằm đảm lợi ích hoạt động kinh doanh được bền lâu.
Đừng bỏ qua: Giải mã các câu hỏi về branding thường gặp cho doanh nghiệp mới
2. Điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Để đảm bảo được nhãn hiệu của doanh nghiệp được bảo hộ hợp pháp cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Là những dấu hiệu có thể nhìn thấy được như logo, tên, họa tiết, … có đường nét rõ ràng.
– Các dấu hiệu phải có khả năng phân biệt được các sản phẩm khác.
– Các kí hiệu không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.
– Những kí hiệu không được gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.
– Nhãn hiệu không được gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.
– Tránh trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức khác.
– Không được làm người tiêu dùng hiểu sai lệch hay có tính chất lừa dối với nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
👉 Gia tăng đáng kể doanh thu sau 1 tháng sử dụng phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất. Chi phí rẻ, hiệu quả cao, bán hàng toàn diện trên đa kênh, đa sàn, đẩy đơn siêu tốc, báo cáo online 24/4 trên cả điện thoại và máy tính để bạn thảnh thơi quản lý và dành nhiều thời gian cho riêng mình. Còn lý do gì mà không tìm hiểu ngay!
3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần những gì?
Các thủ tục đăng ký mất nhiều thời gian và công sức, để tránh tình trạng đó các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
– 02 tờ khai đăng kí nhãn hiệu logo theo mẫu của Cục sở hữu trí tuệ
– 05 mẫu nhãn hiệu logo cần đăng ký (kích thước 8*8cm).
– Chi phí nộp đơn đăng ký (dựa theo số lượng ngành nghề đăng kí).
– Giấy ủy quyền (trong trường hợp sử dụng dịch vụ của tổ chức đại diện đăng ký).
Trong trường hợp đăng kí nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận thì cần bổ sung thêm các giấy tờ sau:
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận.
– Bản thuyết minh về nhãn hiệu.
– Bản đồ khu vực địa lý.
– Văn bản của cơ quan có thẩm quyền việc cho phép sử dụng khu vực địa lý.
Thời gian xử lý đơn đăng ký như sau:
– Thẩm định hình thức: 1 tháng.
– Công bố đơn: Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày đơn đăng kí nhãn hiệu có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
– Thẩm định nội dung: Không quá 9 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Lưu ý: Trước làm thủ tục đăng kí bạn cần kiểm tra thiết kế mình có trùng lặp hay không và có đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được bảo hộ?. Phí đăng ký nhãn hiệu tùy thuộc vào số lượng nhãn hiệu mà doanh nghiệp muốn đăng ký.
Tìm hiểu thêm về Phần mềm quản lý tin nhắn fanpage – Công cụ quản lý tiếp thị hoàn hảo cho doanh nghiệp
4. Cách đăng kí nhãn hiệu online nhanh nhất
Thực hiện đăng ký nhãn hiệu online không quá khó khăn, quy trình gồm các bước sau.
Bước 1: Truy cập vào website: www.noip.gov.vn
Bước 2: Sau khi đăng nhập và đăng ký tài khoản thành công, thì quản trị hệ thống là cục sở hữu trí tuệ vào xem xét và cấp tài khoản cho người nộp trực tuyến.
Bước 3: Đăng nhập tài khoản mà được cấp.
Bước 4: Điền thông tin yêu cầu từ các trường.
Bước 5: Ký sổ điện tử hồ sơ và nộp đơn cho cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Lưu ý: Với mỗi loại hồ sơ đăng ký thì hệ thống có thể yêu cầu đính kèm một số giấy tờ bắt buộc, bạn chỉ cần chuẩn bị file đính kèm và nhấn nút “Đính kèm” là được.
>>> 5 lý do khiến phần mềm quản lý kho tốt hơn file Excel hoặc sổ sách thông thường? Đọc để tìm hiểu ngay!
Đăng ký nhãn hiệu là một hình thức bảo vệ quyền sử dụng đối với doanh nghiệp tránh những xâm phạm trái phép. Ngoài ra, chúng thúc đẩy hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp nhanh chóng và tạo niềm tin giữa khách hàng và công ty.